Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.
Đó là lời khuyên của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường dành cho lãnh đạo Công Ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung nhận dịp Bộ trưởng tới thăm và làm việc với công ty.
Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng là những địa phương được đánh giá đạt được kết quả đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Điểm chung của thành công là, chọn những cây - con chủ lực để tạo sự phát triển đột phá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và coi trọng sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Việt Nam đã thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp được 3 năm, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí 6 tháng đầu năm 2016 còn tăng trưởng âm.
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các địa phương phải tập trung sản xuất những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị.
Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu là một trong 3 khâu đột phá được nêu trong Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nhiệm kỳ 2015-2020. Chiều sâu ấy được xác định ở việc phát triển các sản phẩm chủ lực. Cây cam, quả bưởi và con lợn theo đó được huyện xác định cụ thể hướng đi trong tương lai...
Năng suất, chất lượng và giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm, phát triển kém bền vững. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng các mô hình liên kết, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh là những yếu tố mang tính chất sống còn.
Can Lộc - vùng đất khí hậu khá ôn hòa, thuận lợi về vị trí địa lý, giao thương, là địa phương đi đầu trong chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu lúa vụ xuân của toàn tỉnh.
Nông sản an toàn không hiếm nhưng lại chưa được người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những lý do về giá, chất lượng thì còn phải kể đến một lý do rất quan trọng đó là niềm tin. Đây cũng chính là lý do khiến nông sản sạch chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thông thường.
Sau 3 năm (2013 - 2015) thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tạo ra sự đột phá để thay đổi quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đã đến lúc ngành nông nghiệp, các địa phương phải có giải pháp đồng bộ để tạo ra những chuỗi sản xuất hiệu quả, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của nông dân chứ không phải chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi cơ cấu cây - con như hiện nay.
Ngày 8.9, tại Diễn đàn “Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có bài phát biểu đánh giá sâu sắc về tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp.
Sau gần 3 năm thực hiện, tái cơ cấu nông nghiệp vẫn “còn lắm khó khăn”. Trong khi sản xuất dự báo tiếp tục chịu tác động của biến đổi khí hậu, liên kết “4 nhà” lỏng lẻo, phát triển hợp tác xã chưa đáp ứng yêu cầu… thì để “vực dậy” nông nghiệp, tăng trưởng ổn định xem ra còn lắm mối lo...
Phải có đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ NN&PTNT khảo sát tình trạng lao động tại vùng ven biển khu vực 4 tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển vừa qua. Đồng thời đề xuất mỗi hộ gia đình có một người đi xuất khẩu lao động.
2016 là năm SXNN, nhất là trồng trọt, khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây bởi biến đổi khí hậu hiện hữu, thiên tai liên tục, kéo dài. Trong điều kiện đó, tái cơ cấu nông nghiệp cần thực hiện quyết liệt hơn, đáp ứng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tái cơ cấu nông nghiệp, cần một chính sách mới. Hơn thế, chính sách này phải đột phá về quản lý và đầu tư, đột phá trong lựa chọn ngành hàng chiến lược và quan trọng là phải tạo được những đột phá về chính sách đất đai.
Hiện nay, vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp đang được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao là tỉnh thực hiện đi đầu cả nước. NNVN giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
Sau 3 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mặc dù đã có nhiều chuyển biến trong ngành trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong công cuộc “trường chinh” này vẫn đang thiếu bóng dáng của các doanh nghiệp (DN), vì sao?
Sáng ngày 25/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với sự chỉ đạo và điều hành của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT về tái cơ cấu nông nghiệp sáng 25/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với thị trường. Người nông dân không chỉ làm ra những gì họ có thể, mà là làm ra những gì thị trường yêu cầu.