Người nông dân và chính quyền chưa thống nhất được phương án dồn điền đổi thửa nên cả trăm ha đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang. Người nông dân lo lắng vì cái đói, nợ nần đang ở phía trước…
Trong phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành phải quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN; tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu nông nghiệp… theo đúng Nghị quyết của Đảng, Quốc hội…
Đây chính là mục đích và nội dung xuyên suốt của Hội chợ triển lãm thương mại - du lịch - thủy sản Cát Bà (Hải Phòng) năm 2014 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Tổng cục Thủy sản, UBND huyện Cát Hải, Công ty Vạn Xuân tổ chức từ ngày 25.3-1.4.
Kết quả phát triển thủy sản chưa bền vững, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp, hiệu quả khai thác hải sản chưa cao.
Nuôi trồng thủy sản là một nghề truyền thống gắn liền với nông dân Can Lộc. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, NTTS đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và phát huy hết các tiềm năng, lợi thế của điều kiện tự nhiên, xã hội vào phát triển kinh tế. Sản phẩm từ cá nước ngọt, ếch, ba ba… đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn cũng như được thị trưởng ở TP Hà Tĩnh, TX Hồng lĩnh đánh giá cao.
Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.
Trong thời gian qua, nông nghiệp liên tục tăng trưởng ổn định, đây là thành tựu quan trọng góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng của cả nước, xuất khẩu, giảm nghèo và nâng cao mức sống người dân. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, đời sống của một bộ phận người lao động sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Văn phòng Chính phủ ngày 25.3 đã ra Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị về sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo vùng ĐSBCL.
Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đến với thị trường là một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đang hướng đến. Bằng nhiều cách làm, chính sách cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh đang được trao cơ hội chinh phục thị trường, khẳng định uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Để khắc phục đà suy giảm của nông nghiệp, thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, bài học lịch sử cho thấy cần phải có đột phá về thể chế như “Khoán 10” vào những năm 80 của thế kỷ trước. Từ đó, nền nông nghiệp có thể phát triển dựa trên quy mô lớn gắn với chuỗi giá trị và cải thiện khả năng hấp thụ vốn, công nghệ.
Tái cấu trúc nông nghiệp đang được đặt ra với mục tiêu tạo ra một nền nông nghiệp phát triển bền vững, giá trị cao.
Chuẩn bị cho việc gieo cấy, xuống giống vụ hè thu năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các tỉnh tuân thủ chỉ đạo sản xuất của Bộ và lưu ý công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.
Vẫn còn sớm để nói về khoản tiền sẽ được cho vay của Chương trình tín dụng cho tam nông, tuy nhiên những khó khăn về thủ tục, chính sách trong việc đưa tín dụng đến với lĩnh vực này đang cần sớm được tháo gỡ.
Thủy sản đã và đang là ngành hàng XK chủ lực trong hệ thống các ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam. Thời gian tới, ngành đặt ra định hướng sẽ triển khai tái cơ cấu mạnh mẽ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị XK đạt trên 6%/năm.
Thay đổi tư duy về cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là một cách nhìn, hành động có trách nhiệm với cây lúa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa có bài viết nhìn lại 5 năm thực hiện nghị quyết về vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (tam nông).
Trước hết giảm các diện tích năng suất trồng lúa thấp sang trồng hoa mầu, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả và thị trường.
Ngày 15-3, tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị về sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo vùng ĐBSCL. Nhiều vấn đề nóng về nguy cơ giá lúa, gạo tiếp tục giảm khi trong vùng đang bước vào cao điểm thu hoạch lúa. “Cần công bố ngay, Chính phủ sẽ mua tạm trữ lúa, gạo từ ngày 15-3, không đợi giá lúa thấp hơn mới triển khai mua”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tại hội nghị, thể hiện Chính phủ đang quyết tâm dồn lực triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản.
Thời gian qua, đã có nhiều tranh cãi về việc có hay không nên giữ chăn nuôi nông hộ, bởi có nhiều ý kiến cho rằng, chính việc chăn nuôi nhỏ lẻ là tác nhân gây ra nhiều dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Việc bảo hộ Chỉ dẫn địa lý(CDĐL) cho một số sản phẩm nông sản Việt Nam bước đầu mang lại kết quả tích cực: Hạn chế những rủi ro về biến động giá và mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho nông sản, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tác động để quy hoạch lại kinh tế - xã hội nông thôn tại nơi sản xuất. Trong tầm nhìn xa hơn, Chỉ dẫn địa lý còn được coi là hướng đi mới để bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần gia tăng các giá trị văn hóa - xã hội của sản phẩm.