“Muốn đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp, phải có hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở; đặc biệt phải đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp”.
Sản xuất theo chuỗi hay liên kết trong sản xuất là một yêu cầu tất yếu trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp là tin tức nổi bật nhất của ngành nông nghiệp trong tuần qua. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản tháng 1 cũng đạt được con số ấn tượng.
Qua 3 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của tỉnh đã góp phần nâng cao giá trị thu nhập, đời sống của người nông dân ổn định hơn. Tuy nhiên, tái cơ cấu trên thực tiễn mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tốc độ tăng trưởng của ngành chưa thực sự vững chắc. Để thực hiện Đề án hiệu quả, các cấp, các ngành cần từng bước tháo gỡ khó khăn về nhận thức, cơ chế, chính sách, xác định và phát huy những “cây, con” lợi thế của từng địa phương.
Trồng trọt đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành Nông nghiệp và là một trong những lĩnh vực chịu nhiều rủi ro nhất trước diễn biến bất thường của thời tiết. Để duy trì sự tăng trưởng chung, ngành đang đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung vào những cây trồng chất lượng cao; đồng thời đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu...
Tháo gỡ điểm nghẽn trong thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng chuỗi giá trị nông sản, tạo điều kiện quy hoạch vùng nguyên liệu là các đề xuất của chuyên gia về việc triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2018.
Năm 2017, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai kế hoạch trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, nhưng đạt kết quả khả quan và được đánh giá là cao nhất trong những năm gần đây. Hiệu quả này đang được toàn ngành phát huy và nhân rộng trong thời gian tới. Nhất là ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi sản xuất, phát huy cách làm hay, mô hình đạt hiệu quả cao...
Coi phát triển sản xuất là trọng tâm, cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nên Hà Tĩnh sớm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ngay từ khi bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Mặc dù có nhiều thuận lợi phát triển cũng như là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận, thế nhưng trên thực tế đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất giống vẫn đang gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Chiều 4/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị tr
Sáng nay 4-1 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ NN-PTNT tổ chức với 63 tỉnh và thành phố trong cả nước.
Đồng Tháp là địa phương tiên phong ở ĐBSCL triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Sau hơn 3 năm thực hiện, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khích lệ…
Diện tích nuôi trồng hữu cơ trên cả nước hiện tăng gấp 6 lần trong 8 năm, thu hút nông dân và doanh nghiệp tại 33 tỉnh, thành tham gia. Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng trên thế giới và cũng là hướng đi của nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Chưa bao giờ trong lịch sử, ngành chăn nuôi lợn lại rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung như đầu năm 2017 vừa qua. Nguyên nhân chính là khâu tổ chức sản xuất yếu kém, đặc biệt là việc kết nối người sản xuất với thị trường còn rất yếu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, phát triển chăn nuôi theo chuỗi là xu thế tất yếu.
Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất, tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nông nghiệp muốn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cần tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị khép kín, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tập trung giải quyết an toàn thực phẩm (ATTP), phát triển thị trường.
Qua 3 năm thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đề án đã mang lại những hiệu quả tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nhiều nông hộ nâng cao thu nhập.
Để đưa nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mới đây, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2017-2020. Theo đó, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung tái cơ cấu theo vùng trọng điểm và phát triển nhóm sản phẩm chủ lực.
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị từng ngành hàng nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. Trên tinh thần đó, các địa phương trong tỉnh mạnh dạn tổ chức lại sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giảm giá thành canh tác, chú trọng liên kết sản xuất...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%, thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.