Sau chuỗi họat động của Lễ hội ẩm thực các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong nông thôn mới, sáng nay (9/3), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã dẫn đoàn đại biểu Hội LHPN Việt Nam đến tham quan tình hình sản xuất các mô hình rau, củ, quả trên đất hoang hóa của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị tại Hà Tĩnh và xã Thạch Văn (Thạch Hà).
Ngày 4-3, tại TP Cần Thơ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác của Trung ương có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và Bộ Tư lệnh Quân khu 9.
Hà Tĩnh có 137 km đường bờ biển kéo dài với hơn 13.500 ha đất hoang hóa ven biển, đó luôn là đề tài thôi thúc các nhà khoa học, các cấp ngành trong việc tìm ra phương án hợp lý nhất để cải tạo điều kiện tự nhiên giúp bà con có tư liệu sản xuất. Hành trình dài và gian nan đi tìm lời giải cho việc áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu đã dần hé lộ đáp số đầu tiên bằng những thành công bước đầu trên vùng đất chết.
Quán triệt Nghị Quyết số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết Đại Hội đảng bộ tỉnh Khóa XVII đã chỉ rõ "Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ Khoa học - Công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản, nhằm nâng giá trị sản phẩm và gắn với thị trường tiêu thụ, nhất là những sản phẩm có lợi thế, sản phẩm sạch. Tạo sự liên kết có hiệu quả giữa "4 nhà" trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm .… Có cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm".
Ông Nguyễn Trí Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện tượng nông dân bỏ ruộng là tất yếu xảy ra vì hiện nay thu nhập của người nông dân thông qua làm ruộng rất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của đời sống.
Để hỗ trợ người trồng lúa tăng thêm thu nhập, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách. Song dường như có rất ít chính sách hỗ trợ đến được tới tay người nông dân.
Sáng nay (21/2) Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2014. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn dự và phát biểu chỉ đạo.
Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đồng thời đã công bố mục tiêu, quan điểm, nội dung, giải pháp cụ thể để phát triển ngành nông nghiệp nước ta trong giai đoạn mới. Đây là một Đề án hết sức quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế nước nhà…
Sau Tết Giáp Ngọ, dường như đã quá chán nản với việc làm ruộng vất vả mà thu nhập quá thấp, nông dân nhiều địa phương đã tỏ ra chán đồng ruộng, và tình trạng bỏ ruộng diễn ra khắp nơi.
Đề án ập trung vào 5 nhóm ngành hàng lúa gạo, cá tra, vịt, xoài và hoa kiểng đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030.
Niên vụ đông xuân 2013 – 2014, anh Nguyễn Hùng Lân ở thôn Lạc Viên, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã mạnh dạn đầu tư trên 90 triệu đồng để trồng 12.000 cây ớt ngọt giống ARISTONE trên diện tích 3.000m2 đất sản xuất nông nghiệp.
4. Một số kiến nghị a. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho khu vực Tam nông
Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước, với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng xuyên suốt qua các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.
Sáng 11/2, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc với ngành NN&PTNT về kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014; đề án giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp; phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân; đề án quản lý dịch bệnh; quản lý công trình xây dựng cơ bản.
Nằm trong bối cảnh chung của nền nông nghiệp cả nước, nông nghiệp tỉnh Ðồng Tháp cũng đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt về thị trường tiêu thụ, về mô hình điều hành, cả tầm vĩ mô, lẫn cấp vi mô; về vai trò điều hành của chính quyền các cấp; về chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và trong tập quán của người sản xuất...
Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia về nông nghiệp, năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành Chăn nuôi Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Sơn La đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc
LTS: Việt Nam hiện vẫn là đất nước nông nghiệp (NN) với hơn 70% dân số sinh sống ở các vùng nông thôn. Nhiều năm qua, thực trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại khiến đời sống hàng chục triệu nông dân thường xuyên gặp khó khăn. Trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem việc tái cơ cấu NN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), trong năm 2014, nhiệm vụ trọng tâm của ngành là thực hiện tái cơ cấu ngành. Trong đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp.
Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Đề án 899). Việc tái cơ cấu, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng được xem là một trong những mục tiêu chính.