Cộng với vốn đối ứng 2,85 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư của dự án này lên hơn 14,35 triệu USD. Mục tiêu của dự án là cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu để ứng phó với hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu cho 27 xã nghèo vùng bãi ngang ven biển thuộc năm huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh cùng một số vùng phụ cận khác của tỉnh Hà Tĩnh.
Dự án bao gồm việc xây dựng và nâng cấp 14 tuyến kênh mương với chiều dài khoảng 30 km, bảo đảm tưới tiêu cho gần 1.400 ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng và nâng cấp ba trạm bơm (công suất 500-1.000 m3/h) tưới 160 ha đất nông nghiệp; xây dựng và nâng cấp 81,3 km đường liên thôn, liên xã cùng một số cầu trên tuyến; xây dựng và nâng cấp 10 trung tâm cộng đồng đa chức năng, chín trạm y tế xã, 10 trường tiểu học và mầm non; xây mới hai chợ đầu mối và một số chợ nông thôn khác...
Đồng thời, dự án cũng góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp, cải thiện điều kiện giao thông, vận tải hàng hoá và cung cấp các dịch vụ cơ bản khác cho người dân vùng hưởng lợi, qua đó góp phần xoá đói giảm nghèo cho vùng dự án.
Gắn với đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, dự án sẽ tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân vùng dự án về các thảm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn cũng như xu hướng của chúng dưới tác động của biến đổi khí hậu; tập huấn về giám sát xây dựng và triển khai xây dựng công trình; các khoá học về vận hành, quản lý và bảo dưỡng hệ thống cồng trình giao thông, thuỷ lợi theo hướng an toàn, bền vững...
Dự án này kéo dài trong năm năm và kết thúc vào cuối quý I năm 2017.
Quỹ OFID đã tài trợ cho Việt Nam 18 dự án với khoảng 180 triệu USD. Trong đó, Hà Tĩnh nhận được tài trợ ba dự án với nguồn vốn khoảng 30 triệu USD (chiếm 1/6 tổng nguồn vốn mà Quỹ tài trợ cho Việt Nam).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn