00:18 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

6 năm nữa, Việt Nam sẽ xuất khẩu thịt lợn, gà

Thứ tư - 27/08/2014 04:20
Nhiều ý kiến đã đưa ra nhận định như trên tại Hội nghị chăn nuôi- thú y toàn quốc diễn ra vào ngày hôm qua 26.8 do Bộ NNPTNT tổ chức.

Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến 2020 xác định chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 42% trong toàn ngành nông nghiệp, an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, các loại bệnh nguy hiểm đến động vật được kiểm soát.

Đặc biệt, theo đánh giá của ông Thành, nhu cầu về các sản phẩm động vật sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới, bởi thịt, trứng và các sản phẩm sữa trở thành nguồn cung cấp protein ngày càng quan trọng đối với con người. “Trong khu vực, các nước đang phát triển mới nổi như Trung Quốc (dân số dự kiến đạt 1,4 tỷ năm 2015) và Ấn Độ (dân số dự kiến đạt 1,35 tỷ năm 2015) sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng thịt. Đây là cơ hội lớn của các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm động vật sang các thị trường này”- ông Thành cho biết.

Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để xuất khẩu được thực phẩm là môi trường chăn nuôi trong nước phải sạch dịch bệnh, nhất là các dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng (LMLM). Chính vì thế, theo ông Thành, Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm, giai đoạn 2014-2018” đã được Bộ NNPTNT phê duyệt. Theo đề án này, trước mắt tập trung xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gà tập trung an toàn dịch bệnh tại 7 tỉnh chăn nuôi trọng điểm thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình), Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh).

Đánh giá về thực trạng chăn nuôi hiện nay, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển thấp, có nhiều nguy cơ đe doạ như dịch bệnh thị trường, nên bà con tái đàn luôn luôn lo dịch bệnh tàn phá. “Quản lý là phải lo những nỗi lo ấy của nông dân. Ngoài ra, còn một lỗi lo lớn hơn là đàm phán 5 hiệp định tự do hoá thương mại. Trong đàm phán, các đối tác gây sức ép mở cửa chăn nuôi, ở hầu hết các hiệp định, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi chung, mở cửa thị trường, hàng rào thuế giảm xuống” - ông Phát nói.

Cũng theo ông Phát, một khi sản phẩm chăn nuôi giá rẻ, nước có nền chăn nuôi hùng mạnh như Mỹ vào thị trường, chúng ta sẽ phải cạnh tranh, không chỉ ở ngoài biên giới mà ở ngay trong nước. Do đó, tôi đặt hàng các đơn vị chức năng và các địa phương, làm sao Tết này chúng ta và những người chăn nuôi không phải chống dịch như hàng năm, phải cắt đứt chu kỳ lặp lại 11 năm qua là cứ vào dịp cuối năm xuất hiện dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 444

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 443


Hôm nayHôm nay : 25361

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 687887

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70915202