21:01 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

700 đồng một lá tía tô xuất sang Nhật Bản để làm gì?

Thứ hai - 03/07/2017 20:41
Mới đây, lô hàng lá tía tô đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản với giá cao, từ 500 - 700 đồng/lá. Đây là loại tía tô lá màu xanh, kích cỡ đồng đều, đảm bảo an toàn và được bán cho các nhà hàng Nhật Bản để chế biến gỏi hải sản.

700 dòng mọt lá tía to xuát sang nhạt bản dẻ làm gì? hinh anh 1

Lá tía tô xanh giống của Nhật Bản được xuất khẩu với giá cao. Ảnh minh họa.

Trao đổi với báo chí, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết đơn vị này vừa có những lô hàng đầu tiên xuất khẩu lá tía tô xanh sang thị trường Nhật Bản. Theo đó, giá bán mỗi chiếc lá tía tô đạt chuẩn vào nhà hàng Nhật Bản từ 500-700 đồng. 

Được biết, Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm đã xây dựng trang trại trồng rau an toàn trên địa bàn xã Lâm Thao, huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) với diện tích khoảng 11,3ha, tổng vốn đầu tư cho dự án lên đến 150 tỷ đồng, được triển khai từ giữa năm 2016. Trong đó, bên cạnh 8,2ha nhà kính trồng các loại rau xanh còn có các công trình phụ trợ khác như: Nhà xưởng, ao hồ, đường đi, cây xanh… 

 700 dòng mọt lá tía to xuát sang nhạt bản dẻ làm gì? hinh anh 2

Khu vực trồng rau tía tô trong nhà kính tại huyện Lương Tài. Ảnh: Đức Phương

Theo doanh nghiệp, loại lá tía tô xuất khẩu là tía tô giống của Nhật Bản, lá màu xanh, không phải loại lá tím thường thấy ở Việt Nam. Đặc biệt, các quy trình trồng cây tía tô đều phải tuân thủ theo kỹ thuật, công nghệ Nhật Bản, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và được chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn chặt chẽ, nghiêm ngặt.

Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với những lá để quá lứa phải hái bỏ. 

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, sở dĩ việc trồng lá tía tô tại đây phải đáp ứng nhiều yêu cầu ngặt nghèo như vậy là do khi thu hoạch, các lá tía tô đạt chuẩn sẽ được xuất sang Nhật Bản rồi tiếp tục bán cho các nhà hàng, khách sạn dùng chế biến món sashimi. Đây là món ăn độc đáo của người Nhật mà thành phần chính là các miếng hải sản tươi sống. Món ăn này thường được ăn kèm với nước tương, xì dầu, mù tạt, gừng, lá tía tô, củ cái trắng thái chỉ.

 700 dòng mọt lá tía to xuát sang nhạt bản dẻ làm gì? hinh anh 3

Loại lá không thể thiếu trong món sashimi độc đáo của người Nhật chính là tía tô. Ảnh minh họa.

Ở Việt Nam, trong các nhà hàng chúng ta cũng có thể bắt gặp một số loại sashimi thông thường như sashimi cá hồi, cá ngừ, bạch tuộc, tôm biển…, trong đó loại lá không thể thiếu chính là tía tô. Theo Nhà hàng Maneki Neko Deli (Tây Sơn - Hà Nội), lá tía tô có tác dụng chính là khử mùi tanh của hải sản sống. Đây còn là thảo dược tốt cho sức khỏe, điều được đặc biệt lưu tâm trong nền ẩm thực Nhật Bản.

 700 dòng mọt lá tía to xuát sang nhạt bản dẻ làm gì? hinh anh 4

Hiện nay, mỗi ngày công ty này xuất khẩu sang Nhật vài chục nghìn lá, đồng thời phải đặt riêng một chỗ với hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm xuất sang Nhật Bản. Ảnh minh họa. 

Việc một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công một loại rau gia vị dễ trồng sang thị trường Nhật Bản khó tính được đánh giá là tạo thuận lợi cho các loại nông sản khác của nước ta, nhất là khi hai nước thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lan Hệ - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Tài (Bắc Ninh), trước mắt bà con nông dân không nên đua theo doanh nghiệp trồng lá tía tô, vì để trồng được lá tía tô xuất khẩu phải đáp ứng rất nhiều đòi hỏi khắt khe, áp dụng công nghệ cao của Nhật Bản, trong khi đa phần nông dân trên địa bàn vẫn trồng trọt theo kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó, nếu trồng theo mà không có đầu ra chắc chắn thì rất nguy hiểm. 

Theo Bộ Công Thương, hiện Nhật Bản là nước nhập khẩu nông sản lớn thứ 5 của Việt Nam. Trong năm 2016, Việt Nam đã thu được 1,46 tỷ USD từ xuất khẩu nông sản và thủy sản sang thị trường này, tăng 6,6% so với năm 2015. Trong đó, rau quả đạt trị giá 75,1 triệu USD, tăng 1,5%. Tuy nhiên, hiện nay Nhật mới cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật.

Theo Thiên Ngân/Dân VIệt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 376


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395208

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442179