06:52   Thứ Bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

90% nông sản Việt xuất khẩu phải "mượn danh"

Thứ năm - 01/12/2016 23:48
Theo khảo sát, có tới 90% lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nước ngoài, chỉ có khoảng 140 nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu không sớm có bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đặc sản Việt Nam sẽ dần mất đi.
Một số thương hiệu được bảo hộ trong hội nghị kết nối hàng hóa diễn ra tại Hà Nội ngày 1/12.

Một số thương hiệu được bảo hộ trong hội nghị kết nối hàng hóa diễn ra tại Hà Nội ngày 1/12.

Ngày 1/12, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý” và hội nghị “Giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2016”. Hai sự kiện được tổ chức nhằm bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt khi ra thị trường quốc tế; giúp gắn kết giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Theo ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, dù Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, và hầu như địa phương nào cũng có những đặc sản nổi tiếng, nhưng còn nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức và địa phương chưa quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản. Đồng thời, rất ít nhãn hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam đạt được uy tín ở tầm quốc tế.

Kết quả điều tra cho thấy, có tới 90% lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nước ngoài; khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ một số ít trong đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài… Tồn tại trên có nguyên nhân từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, năng lực hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn thấp, sự liên kết giữa chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, phát triển sản phẩm của người sản xuất còn hạn chế, mang tính tự phát.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý để nâng giá trị nông sản

Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan chức năng bảo hộ. Do đó để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm là hết sức quan trọng. Nếu không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì những đặc sản sẽ dần mất đi. Ngoài việc tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thương trường, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng có sản phẩm đặc sản đó.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Bùi Huy Sơn, nêu ví dụ về nước mắm Phú Quốc. Kể từ thời điểm Việt Nam được phía EU chấp nhận về tên gọi xuất xứ đối với sản phẩm nước mắm Phú Quốc năm 2013, đến nay số lượng sản phẩm bán ra tại thị trường này đạt gần 500.000 lít. Ngoài ra, nhờ nước mắm Phú Quốc có xác nhận xuất xứ tăng tại thị trường trong nước mà các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Australia, Canada…

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, 2 điều cần thiết để phát triển kinh tế doanh nghiệp là thể chế và kết nối đều đang được TP Hà Nội thực hiện một cách thiết thực. Đây là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp muốn tới Hà Nội để đầu tư. Ông Lộc khẳng định: Điều quan trọng nhất hiện nay không phải là nhiều hàng hóa mà là chất lượng hàng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả…

New Zealand sẽ tạo điều kiện nhập khẩu nông sản Việt

New Zealand ghi nhận và khẳng định sẽ hợp tác đẩy nhanh quá trình đánh giá rủi ro đối với sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, tạo điều kiện cho các sản phẩm này nhập khẩu vào thị trường New Zealand. Đó là khẳng định của các lãnh đạo New Zealand nhân chuyến thăm chính thức New Zealand từ ngày 1 tới 3/12 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua cho biết, trong cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện David Carter  và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Bill English, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mục tiêu 1,7 tỷ USD vào năm 2020 như lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.

Bình Giang

 

Theo Trần Hoàng - Hoàng Phong (Tiền Phong)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 159


Hôm nayHôm nay : 34998

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 947209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73994180



loading
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]