00:40 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ảnh hưởng dịch cúm corona, nông sản tìm về nội địa

Thứ năm - 06/02/2020 02:41
(Dân Việt) Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, không chỉ khiến giá nhiều loại trái cây xuống đáy do giao dịch đình trệ, bệnh viêm phổi cấp do virus Corona còn khiến hoạt động thương thảo xuất khẩu chính ngạch một số loại nông sản sang Trung Quốc phải tạm dừng.

Nhiều hoạt động phải tạm dừng

Trung Quốc là thị trường lớn và quan trọng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nên ngay khi dịch viêm phổi cấp do virus corona xảy ra, hoạt động xuất nhập cảnh ở biên giới bị kiểm soát chặt thì nông nghiệp chịu tổn thương nhiều nhất. Ngay lập tức, giá nhiều mặt hàng trái cây như thanh long, dưa hấu giảm sâu dù chỉ trước đó vài tuần việc tiêu thụ khá thuận lợi.

“Nhưng điều khiến chúng tôi lo lắng hơn là nếu dịch kéo dài sẽ tổn thương đến đầu tư. Hiện, tất cả các nội dung thương thảo về xuất khẩu nông sản giữa hai bên phải tạm dừng, ví dụ, sản phẩm sầu riêng, khoai lang, yến, thạch chuẩn bị ký nghị định thư để được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nhưng giờ chưa biết thế nào" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu thực tế.

 anh huong dich cum corona, nong san tim ve noi dia hinh anh 1

  Việc thương thảo để ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, khoai lang, thạch đen, yến sang Trung Quốc tạm dừng do virus corona. (ảnh minh họa)

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng (Hiệp hội Rau quả Việt Nam) cũng cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đi Trung Quốc đã bị tê liệt do ảnh hưởng của dịch cúm Vũ Hán. Các thương lái đặt mua ở vựa để xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ rằm tháng Giêng đã đặt cọc thì cũng bỏ luôn do giá xuống quá thấp.

Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Công Thương, dịch và các biện pháp quyết liệt để chống dịch như cách ly cả một thành phố, hạn chế đi lại, hạn chế xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập đông người, ngừng xuất khẩu các vật tư quan trọng cho nhu cầu chống dịch, đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế như giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ, thị trường chứng khoán, chuyển phát nhanh, logistics...

 Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn do nhu cầu tiêu thụ giảm. Chợ biên giới mở chậm hơn thường lệ, khiến trao đổi cư dân bị gián đoạn trong khi đây vẫn là hình thức trao đổi quan trọng đối với một số nông sản, nhất là trái cây.

“Phạm vi ảnh hưởng của dịch và biện pháp chống dịch tới hoạt động XNK tương đối rộng nhưng thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hiện nay, kim ngạch XNK qua cửa khẩu đất liền là khoảng 7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu theo đường chính thức khoảng 3,7 tỷ USD, xuất khẩu theo đường trao đổi cư dân khoảng 1 tỷ USD, chủ yếu là nông, thủy sản” – Bộ Công Thương nhận định.

Tăng tiêu thụ nội địa

Theo Bộ Công Thương, ngay khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona diễn biến phức  tạp, Bộ Công Thương đã yêu cầu toàn bộ hệ thống thương vụ tại nước ngoài tổ chức ngay các hoạt động tìm kiếm, kết nối khách hàng mới để chuyển hướng tiêu thụ nông, thủy sản, đặc biệt là trái cây; vận động một số chủ hàng chuyển từ hình thức trao đổi cư dân sang hình thức trao đổi chính ngạch để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. 

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đất liền của Việt Nam năm 2019  khoảng 7 tỷ USD, trong đó Xuất khẩu theo đường chính thức khoảng 3,7 tỷ USD; Xuất khẩu theo đường trao đổi cư dân khoảng 1 tỷ USD, chủ yếu là nông, thủy sản

Tuy nhiên, kết quả thu được chưa nhiều do xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân, nhất là xuất khẩu trái cây, do được ưu đãi về thuế VAT khi nhập khẩu vào Trung Quốc, vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn.

Thậm chí các chủ hàng ngại ngần khi được đề nghị chuyển sang xuất khẩu chính ngạch bởi e ngại  việc mất thêm chi phí, chưa kể phải đáp ứng các yêu cầu khác về bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc…

Trong khi đó, trái cây nói riêng và nông sản nói chung không dễ chuyển hướng thị trường bởi chưa được cho nhập khẩu chính thức không đáp ứng được các tiêu chuẩn thông thường về truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì…

Từ thực tế đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống thương vụ vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp logistics tham gia giúp đỡ bảo quản nông sản trong thời gian chờ xuất khẩu.

Bộ cũng khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất bởi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khả năng kéo dài; tăng cường tiêu thụ nội địa thông qua việc động viên và tổ chức kết nối chuỗi phân phối trong nước với các vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An. Kêu gọi người dân chung tay ủng hộ nông dân trong nước.

Bộ sẽ hướng dẫn và động viên các chủ hàng chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện; khuyến nghị người bán đóng bao bì, gắn nhãn, gắn tem truy xuất nguồn gốc để tạo thuận lợi cho việc chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức. Với các lô hàng không đủ điều kiện chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức thì ưu tiên giải phóng hàng khi chợ biên giới được mở lại. Khuyến nghị các tỉnh biên giới bố trí diện tích bảo quản và cung cấp đủ điện cho các container lạnh.

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 17475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1217932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72900641