01:25 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài toán khó của ngành Mía đường

Thứ tư - 10/08/2016 01:07
So với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất. Tuy nhiên hiện nay, ngành này vẫn đang bộc lộ những hạn chế, và chưa đủ sức để nâng cao khả năng cạnh tranh với các loại nông sản khác trong cả nước.
Giảm giá thành và tăng thu nhập cho người trồng nguyên liệu đang là bài toán khó của ngành Mía đường. Ảnh: Phương Nguyên

Giảm giá thành và tăng thu nhập cho người trồng nguyên liệu đang là bài toán khó của ngành Mía đường. Ảnh: Phương Nguyên

Theo cam kết với thành viên các nước ASEAN, chậm nhất đến năm 2018, Việt Nam phải thực hiện cam kết xóa bỏ hạn ngạch thuế quan mặt hàng đường. Để đáp ứng được những quy định trên, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy, tiếp cận đến trình độ sản xuất quốc tế và kết quả sản xuất đã vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước. Song, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đó là những lộ trình Việt Nam đã cam kết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để giúp sức cho ngành Mía đường, như chấn chỉnh về năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, đưa giá thành đường Việt Nam tương đương với thế giới. Để có giá đường tương đương thì phải giảm chi phí nguyên liệu (giá thu mua nguyên liệu) nhưng điều quan trọng nhất là làm sao giữ hay nâng cao thu nhập cho người trồng nguyên liệu lại đang là thử thách của ngành Mía đường.

Theo nhiều chuyên gia, để giải được bài toán này cần có nhiều thay đổi trong đó trọng tâm nhất phải chú ý là giống, thay đổi thâm canh, áp dụng cơ giới hóa và tổ chức lại sản xuất. Để ngành Mía đường sản xuất hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Trồng trọt sớm rà soát và công bố quy trình sản xuất mía để phổ biến, nhân rộng cho nông dân; Tổng cục Thủy lợi nghiên cứu công nghệ tưới mía cho từng vùng cụ thể; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản phải công bố quy trình cơ giới hóa, giảm tối thiểu tổn thất sau thu hoạch trên cây mía.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, niên vụ 2014-2015, tổng diện tích mía cả nước đạt 305.000ha, năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 triệu tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn tương đương niên vụ trước. Sản lượng mía được ép để chế biến đường khoảng 1,6 triệu tấn. Chỉ tính riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg đường.

Để giảm giá thành cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất mía nguyên liệu. Đặc biệt là tổ chức sản xuất các sản phẩm phụ sau đường, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất đường. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cần tăng cường ngăn chặn tình trạng nhập đường nhập lậu vào Việt Nam.

Lê Nguyên
theo Báo 
Thanh Tra

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 35375

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 408202

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73455173