06:12 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bán buồng cau được hơn triệu bạc - ai chả thích trồng!

Chủ nhật - 14/06/2015 03:28
“Trồng cau tốn ít đất, tận dụng được diện tích dưới gốc, một năm cây cau ra quả mấy lần nên so với những cây khác thì bây giờ cau là nhất. Không chỉ cho tiền, cau còn cho bóng mát và đẹp nữa".

Đi đến với cả ngàn bản làng ở vùng cao Tây Bắc, nhưng tôi chưa hề thấy ở đâu cau được trồng nhiều như ở khu vực bản Đán Cán, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). 

Cau mọc thành hàng thẳng tắp, có cây đã già nua, mốc thếch, ngọn vút tận trời xanh. Có cây cũng mới chỉ nhú mầm như vừa bứng từ bầu ươm ra đất vườn. Hầu như nhà ai ở đây cũng có vài cây đến 40-50 cây cau.

 

Ban buong cau duoc hon trieu bac - ai cha thich trong!
Một lái buôn cau phấn khởi vì vừa mua được buồng cau hàng trăm quả ở bản Đán Cán, xã Chiềng Bằng. Ảnh: K.T
Đây là khu vực sinh sống lâu đời của bà con dân tộc Thái. Văn hóa của người Thái không dùng đến cau trong hỏi, cưới, ma chay, vì sao bà con lại trồng cau? Lý giải về sự phát triển của cây cau ở bản mình, anh Lò Văn Quý, dân bản Đán Cán khoe: Ở bản này, tôi là người trồng cau đầu tiên. Những cây già nhất đã có gần 20 năm tuổi. Cau là nguồn thu quan trọng với dân bản chúng tôi trong nhiều năm qua.

“Hồi đó tôi theo những thuyền buôn trên sông Đà, giúp việc và học cách làm ăn của họ; sau rồi trở thành bạn hàng, thành đầu mối cung cấp hàng cho họ. Một trong những nguồn hàng có lãi cao ngày ấy chính là quả cau. Dân vùng cao thỉnh thoảng cũng có hộ trồng cau nhưng chủ yếu là trồng chơi, trồng cho đỡ nhớ quê hương (người Kinh) hoặc mọc hoang hóa tự nhiên, chứ không trồng để bán nên giá rẻ như cho. Thế nhưng sau đó, cau vùng xuôi sốt giá, quả cau ở đây lãi gấp 10 lần. Thế là tôi nảy ra ý định trồng cau. Giờ cây cau lâu năm nhất ở nhà tôi ngót 20 mùa rồi đấy”- anh Quý kể.

Thấy anh Quý trồng cau, dân bản cũng trồng theo. Anh Quý không tiếc ai cây giống, không giấu ai kiến thức, vì thế chỉ sau 6-7 năm là cau lan ra cả bản, có nhà trồng 50 cây.

Vậy là cau thành cứu tinh tạo nguồn thu của bản nghèo. Gặp một lái cau ở đất Chiềng Bằng đang đi dò tìm nguồn hàng tại bản Đán Cán, anh ta bảo: Năm nay cau được giá lắm, hiện đang tới 4-5 ngàn đồng/quả. Đất nơi đây rất hợp với cau nên nhiều buồng to. Bán một buồng mà được tới hơn triệu bạc, thu nhập thế ai chả thích.

“Trồng cau tốn ít đất, tận dụng được diện tích dưới gốc, một năm cây cau ra quả mấy lần nên so với những cây khác thì bây giờ cau là nhất. Không chỉ cho tiền, cau còn cho bóng mát và đẹp nữa. Nếu cứ giá cả ổn định, chỉ vài năm nữa là cau thành cây kinh tế mũi nhọn của chúng tôi đấy. Bây giờ cả trăm hộ ở đây có nhà ai là không trồng cau đâu” – ông Quàng Văn Cấu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Bằng cho hay.

Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 26770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172643

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219614