00:26 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí đỏ rớt giá, nông dân lại lao đao

Chủ nhật - 30/07/2017 05:56
Giá bí đỏ xuống thấp khiến bà con nông dân nhiều bản ở xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đang lâm vào cảnh "khóc dở, mếu dở".

Đến nhiều bản ở xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La những ngày này, bí đỏ chất hàng đống ở sân vườn, kho chứa của các gia đình nông dân, thậm chí bí quả để thối trên nương người dân không buồn mang về nhà. Nguyên nhân do giá bí đỏ rớt xuống quá thấp.

Để thay thế một phần diện tích ngô kém hiệu quả, từ tháng 3 năm nay, gia đình anh Lò Văn Huấn ở bản Noong Sơn, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã chuyển đổi gần 1ha trồng ngô thương phẩm truyền thống kém hiệu quả sang trồng bí đỏ. Đến mùa thu hoạch, cứ ngỡ niềm vui nhân đôi, nhưng trái lại, gia đình anh lại lo lắng khi giá bí đỏ chỉ có 1.600 đ/kg, với bí đã lựa chọn, còn lại là giá 500-600đ/kg.

 

son la nong dan chieng sung lao dao vi bi do rot gia hinh 1
Bí đỏ chất hàng đống ở sân vườn, kho chứa của các gia đình nông dân
Trong khi cùng thời điểm năm ngoái, giá bí dao động từ 4.000 - 7.000 đồng/kg. Theo anh Huấn, giá này quá thấp, không đủ bù khoản vay vài chục triệu đồng anh chi phí cho trồng, chăm sóc bí. Không những thế, mấy tấn quả do mưa nhiều không thu được kịp thời, nên giờ một nửa trong số này đang bắt đầu mềm thối: “Tôi thấy bà con làm được cũng làm theo 9.000m2 đất. Giá cả năm nay bất bênh lắm, lỗ hoàn toàn. Rất lo lắng nhưng giờ biết làm sao”.

 

35 hộ dân ở bản Cao Sơn, cũng xã Chiềng Sung, với 50 ha diện tích trồng bí đỏ cũng trong tình cảnh tương tự gia đình anh Lò Văn Huấn. Như gia đình ông Dương Văn Vịnh ở bản Cao Sơn năm nay đầu tư 55 triệu đồng trồng 2 ha bí ngô trên diện tích trồng ngô trước đây. Với diện tích này như năm ngoái, gia đình ông thu hoạch gần 15 tấn quả/1 ha bí trồng 2 vụ, cho thu khoảng 80 triệu đồng. Thế nhưng năm nay, cũng diện tích này, trừ tiền công, phân bón, thuốc trừ sâu, công thu hái, vận chuyển, mỗi ha gia đình ông lỗ hơn 20 triệu đồng.

Ông Vịnh cho biết: “Năm ngoái họ thu mua cho, đắt rẻ họ cũng lấy hết. Nhưng năm nay, không biết đầu ra thế nào mà họ chẳng mua nữa. Họ chỉ mua một số ít thôi, họ ép giá. Bây giờ 10 quả chỉ chọn 2".

 

son la nong dan chieng sung lao dao vi bi do rot gia hinh 2
Bí nhiều, người mua không có khiến người nông dân phải băm bí để cho gia súc ăn.
Với 2.000ha đất sản xuất, Chiềng Sung là xã trọng điểm về ngô hàng hóa của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 5 năm lại đây, giá ngô bấp bênh, nên đời sống của nhiều nông dân gặp khó khăn. Vì thế, dù không được xã, huyện định hướng, bà con vẫn tự phát chuyển đổi nhiều diện tích ngô sang trồng dong riềng, nghệ và bí đỏ (chủ yếu 2 giống bí đỏ bánh xe, bí cô tiên).

 

Những vụ trước thấy bí đỏ được giá, nên bà con nông dân ồ ạt, mở rộng diện tích chỉ bằng sự thỏa thuận miệng với tư thương về liên kết, bao tiêu sản phẩm.

Từ trên 100ha trồng bí 2 vụ vào năm 2014, đến nay toàn xã Chiềng Sung đã có gần 200 hộ chuyển gần 180ha ngô kém hiệu quả sang trồng bí đỏ. Năm nay, thời tiết nắng nóng mưa nhiều, giá bí đỏ xuống cực thấp, tư thương ép giá, chỉ chọn mua quả tốt, nhiều tấn bí quả của nông dân Chiềng Sung thành hàng cho không hoặc để thối rữa trên nương. Vụ bí đỏ này đến giờ đã thực sự thất bại. 

Rút kinh nghiệm từ thất bại của vụ trồng bí đỏ này, để chuẩn bị cho các vụ sản xuất tiếp theo, ông Nguyễn Khắc Hào, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Sung cho biết: “Xã vẫn sẽ chỉ đạo bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập. Nhưng trên cơ sở đó cũng tránh tình trạng chạy theo phong trào. Khuyến cáo bà con quan trọng nhất phải đảm bảo được sản phẩm đầu ra. Có nghĩa là phải có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra, với một mức giá đảm bảo có lãi thì mới trồng”.

Giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bền vững, tránh được những thất bát kiểu như trồng bí đỏ năm nay, theo bà Đinh Thị Bích Thảo, Bí thư huyện ủy Mai Sơn: Huyện sẽ tập trung rà soát và định hướng quy hoạch vùng sản xuất. Qua đó thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết 4 nhà. Đồng thời Mai Sơn chú trọng tuyên truyền cảnh báo người dân không phát triển ồ ạt theo phong trào mà phải gắn với quy hoạch. Người nông dân ở địa phương sẽ không còn thường xuyên đối mặt với nỗi lo được giá mất mùa, được mùa rớt giá nếu chính quyền và người dân đồng lòng thực hiện"./.

Theo Bích Thủy/VOV-Tây Bắc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 23180

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 342883

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73389854