10:32 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ chục triệu mua gà 9 cựa về cúng Tết

Thứ ba - 02/02/2016 02:14
Tưởng chỉ có trong truyền thuyết, dân gian, nhưng gà 9 cựa nay đã có mặt tại Hà Nội để phục vụ nhu cầu sắm lễ và biếu tết của người dân dù có mức giá khá đắt 3 triệu đồng/kg, có con có thể lên đến chục triệu đồng/con.

Vượt hơn 200 km, từ 1 bản cao gần vườn Quốc gia Xuân Sơn, anh Hồ Thanh Dũng đã đem hơn 30 con gà thuộc giống gà 9 cựa thuần chủng của miền đất tổ Phú Thọ xuống một hội chợ xuân ở Hà Nội để phục vụ nhu cầu biếu tặng và thưởng thức của người dân Hà thành.

 

Theo anh Dũng, đây là loại gà 9 cựa đặc chủng mà người dân địa phương (người Dao và người Kinh) tại Bản Cọi, Tân Sơn, Phú Thọ nuôi được. Giá gà này bán ra thị trường hiện không dưới 3 triệu đồng/kg. Cân nặng trung bình của gà là 1,5 kg, nhưng nếu được cho ăn đầy đủ, mỗi con có thể nặng tối đa từ 2 - 3kg, giá dao động từ 6 - gần 10 triệu đồng/con.

 

Giống như các loại gà khác của Việt Nam, gà 9 cựa sống thành đàn nhỏ, 1 con gà trống là đầu đàn và có thể có nhiều con gà trống và gà mái khác. Theo anh Dũng, gà 9 cựa là loại gà có đủ 9 ngón, cựa trên cùng là sừng, dài ngắn tùy theo độ tuổi gà, có con gà thì cựa cong vút như lưỡi câu liêm, có con gà cựa này thẳng tắp như chiếc nanh lợn. Gà có cựa hóa sừng ra vẻ uy nguy, oai vệ vì các sừng này sẽ là công cụ để gà chiến đấu khi phân đàn hoặc canh giữ nhà cửa.

 

Thông thường, người mua gà 9 cựa về để làm lễ tạ, thờ thần linh bởi gà có 9 cựa (9 ngón chân) mà theo truyền thuyết là “thần kê” (gà thần). Do sống hoang dã nên chúng thường bay cao lên những cành cây, nếu là gà trống nuôi lâu năm có thể trông nhà, cai quản nông trang, điền thổ. Do gà có sở thích leo trèo, thức ăn lại chủ yếu là thóc và ngô nên thịt của loại gà này rất thơm ngon, rắn chắc. Chân gà cao, to cứng và rất đẹp.

Trong truyền thuyết và tương truyền nhân gian kể lại, do đây là giống gà quý nên vào đời Vua Hùng thứ 18, loại gà này được nhắc đến trong bộ sính lễ mà thần Sơn Tinh cung tiến Vua Hùng để cầu hôn công chúa Mỵ nương: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.

 

Theo anh Dũng, nhìn vào hình dáng, sự độc lạ của gà 9 cựa ở chỗ, các cựa mọc đều nhau theo hàng dọc ở mỗi bên chân. Gà có đủ 9 cựa rất hiếm và cực kỳ quý, có khi cả đàn hàng nghìn con mới có 1 con. Trong nhiều năm cất công đi tìm, nhân giống và thuần chủng anh mới nuôi được 1 con gà 9 cựa nhưng gà sinh trưởng không thành. Trên thị trường hiện chủ yếu xuất hiện gà có từ 6 – 8 cựa, đây cũng là gà quý lắm rồi.

 

Loại gà này cũng được nuôi làm cảnh bởi màu lông gà là màu ngũ sắc (đỏ, vàng, tím, màu xanh ngọc và trắng ngà). Mào gà đỏ tươi như màu máu, mắt sáng, đuôi cong vút với nhiều màu như hình cầu vồng 7 sắc.

Theo anh Dũng, gà 9 cựa do đặc tính hoang dã nên tự kiếm ăn và có sức đề kháng bệnh dịch rất tốt. Chúng rất khôn, gà trưởng thành sống điều kiện hoang dã, có thể bay như chim.

Đặc biệt, nếu được huấn luyện, chúng có thể canh giữ nhà khi chủ đi vắng. Những con gà trống 9 cựa khi trưởng thành có lông vai, đuôi và cổ màu ngũ sắc cực đẹp. Khi thấy người lạ, chúng thường dựng lông đuôi, xù lông cổ và vươn hai cánh để đối phó, canh chừng. Chính vì vậy, khi nở ra nếu gà trống từ 8 cựa đến 9 cựa thường được chọn làm cảnh, được chăm chút và huấn luyện rất đặc biệt.

 

Hiện nay, theo anh Dũng các nguồn gen quý của gà 9 cựa hầu hết chỉ còn ở trong dân ở các bản vùng cao, còn đa số đã mai một. Chỉ phương pháp sinh sản tự nhiên trong dân mới chỉ duy trì được đặc tính đặc biệt của loài này. Trong 10 trứng sinh nở theo phương pháp tự nhiên, chỉ khoảng 2 trứng có gà cựa còn hầu hết là gà trơn (4 ngón, không có cựa sừng).

Gà 9 cựa không thể nuôi nhốt theo hình thức công nghiệp bởi gà khi phân đàn gà rất hung dữ và có thể gây hại cho nhau. Nuôi nhốt dù chuồng có rộng nhưng chúng cũng không thể lớn và thường bị bại liệt do không được đi lại nhiều.

Theo dantri.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 511

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 510


Hôm nayHôm nay : 45957

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659908

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70887223