04:38 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu

Thứ sáu - 16/12/2016 08:06
Để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như chiếm lĩnh được nhiều thị trường, sản phẩm cá tra Việt Nam cần được nâng cao kiểm soát, chất lượng từ nguồn nguyên liệu.
9 tháng, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,2 tỷ USD - Ảnh: An Đăng

9 tháng, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,2 tỷ USD - Ảnh: An Đăng

Những rủi ro trong sản xuất

Theo Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ), chất lượng cá tra nguyên liệu phụ thuộc vào chất lượng của thức ăn, thuốc và hóa chất, môi trường ao nuôi và kỹ thuật nuôi. Vì vậy, chất lượng các yếu tố đầu vào và quá trình quản lý về kỹ thuật nuôi cũng phải đáp ứng được các yêu cầu, quy định các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong và ngoài nước. Các rủi ro về chất lượng an toàn thực phẩm mà công đoạn nuôi khó quản lý được là thức ăn, thuốc và hóa chất không đạt tiêu chuẩn (chứa chất cấm sử dụng hoặc vượt mức cho phép). Trong quá trình nuôi, nguồn nước nuôi bị ô nhiễm từ chất thải công nghiệp, nông dược hay nước thải sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến chất lượng cá tra. Bên cạnh đó, sự không tuân thủ các quy định về kỹ thuật nuôi cũng có thể gây ra những rủi ro lớn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Những rủi ro này có thể dẫn đến kết quả sản phẩm không đạt tiêu chuẩn các nước nhập khẩu đặt ra do sự tồn lưu của kháng sinh, hóa chất và nông dược. Các loại thuốc và hóa chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm cá tra là: Ivermetic, Neomycin, Chloraphenicol, các Quinolones khác, Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Doxycyline, Malachite Green, Trifuralin và Chlopyrifos.

Ngoài ra, việc bảo quản và chế biến quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Quá trình chế biến phụ thuộc rất lớn vào điều kiện trang thiết bị và trình độ kỹ thuật cũng như mức độ nghiêm ngặt của các quy trình sản xuất. Chế biến là khâu có nhiều công đoạn mà sản phẩm có thể bị phơi nhiễm các vi sinh vật, các loại thuốc hóa chất sử dụng tẩy rửa, thanh trùng nhà máy, trang thiết bị hay việc sử dụng các phụ gia quá mức cho phép cũng như bao bì không đạt tiêu chuẩn và điều kiện bảo quản (nhiệt độ) không đạt. Ngoài ra, các sản phẩm cá tra có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình thu hoạch, chế biến bảo quản do các nguyên nhân vi sinh vật như Salmonella, Listeria spp, Escherichia coli, Vibrio chorela, Enterobacteriaceae và Aerobic mesophiles và các chất không khai báo E 330 - axit citric. Quá trình sản phẩm bị phơi nhiễm các tác nhân trên cũng có thể do hư hỏng từ đóng gói.

Xu hướng và giải pháp phát triển

Theo các chuyên gia, sản phẩm cá tra phải tuân thủ quy định chuẩn mực về an toàn vệ sinh thực phẩm của các quốc gia và vùng lãnh thổ có liên quan tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này. Các quy định sẽ thay đổi theo hướng nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo sức khỏe người sản xuất - tiêu dùng, sức khỏe động vật nuôi và bảo vệ tốt hơn môi trường tự nhiên.

Theo yêu cầu của thị trường quốc tế về tiêu thụ cá tra Việt Nam thì các doanh nghiệp nuôi và sản xuất cá tra phải đạt các tiêu chuẩn thương mại (tùy theo thị trường), tất nhiên có những thị trường không đòi hỏi khắt khe phải đạt chứng nhận. Tuy nhiên, tối thiểu cũng phải đảm bảo sản phẩm sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng ở các thị trường này. Đối với thị trường trong nước thì việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là cần thiết để đảm bảo sản phẩm sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Mặc dù nuôi cá tra theo tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế có chi phí đầu tư cao hơn do chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng; thuê tư vấn đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động môi trường; thức ăn tăng và chi phí đánh giá chứng nhận (trung bình 100 triệu đồng/trang trại/lần đánh giá và duy trì giá trị trong 2 năm) so với các trang trại nuôi chưa đạt chứng nhận; nhưng các trang trại nuôi cá tra theo tiêu chuẩn chứng nhận vẫn áp dụng vì thị trường tiêu thụ quốc tế đòi hỏi và vì những lợi ích như đã phân tích ở trên. Vì vậy, cần có những tác động tích cực từ các doanh nghiệp nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra cũng như các nhà quản lý địa phương để nâng cao giá trị cá tra đạt các tiêu chuẩn thương mại trong thời gian tới.

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của người nuôi về trách nhiệm môi trường và xã hội trong thời gian tới thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế; nhưng vì chi phí áp dụng các tiêu chuẩn này khá cao, trong khi nguồn vốn của hộ nuôi cá riêng lẻ còn hạn chế, chỉ các doanh nghiệp có vùng nuôi cá tra và nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra có đủ điều kiện thực hiện. 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng gần 7% về sản lượng và trị giá xuất khẩu gần 1,2 tỷ USD.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 38913

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 527613

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73574584