05:57 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chậm mua tạm trữ, nông dân mất 500 đồng/kg lúa

Thứ năm - 28/02/2013 02:26
Đề nghị xóa bỏ tạm trữ Theo báo cáo của Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực VN (VFA), sau bảy ngày triển khai kế hoạch mua tạm trữ lúa, các doanh nghiệp đã mua 211.844 tấn, giá lúa ở ĐBSCL đã tăng 200-500 đồng/kg.

Hiện giá lúa thường đang ở mức 4.500 đồng/kg, lúa hạt dài 4.700-4.800 đồng/kg. Dự kiến đến nửa cuối tháng 3-2013 các doanh nghiệp sẽ hoàn thành mua 1 triệu tấn gạo theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và đến cuối tháng 3 sẽ xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo nên giá lúa sẽ ổn định đến hết mùa vụ đông xuân 2013.

Tuy nhiên, ông Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tỏ ra không đồng tình với thời điểm mua tạm trữ của VFA. Theo ông Hoan, việc VFA cho rằng thời điểm 20-2 vùng ĐBSCL chỉ thu hoạch 15% sản lượng là hoàn toàn không thực tế với điều kiện sản xuất của bà con nông dân tỉnh Đồng Tháp. Vì thời điểm đó, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch 60% diện tích. “Nếu tính việc triển khai mua tạm trữ chậm, 1kg lúa nông dân mất 500 đồng, 1 tấn lúa mất 500.000 đồng, 60% trong tổng số 210.000ha vụ đông xuân thì sẽ thấy thiệt hại của bà con là rất lớn” - ông Hoan nói.

Xuất khẩu gạo còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo ông Trương Thanh Phong - chủ tịch VFA, đến nay đã ký hợp đồng xuất khẩu được 2,3 triệu tấn gạo, cộng với hợp đồng 600.000 tấn chưa giao của năm 2012, nhưng từ nay đến tháng 6 chỉ có thể xuất 50% số lượng đã ký. Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là có đến 60% sản lượng xuất khẩu gạo ký mới là thị trường Trung Quốc. Thị trường này tuy ký nhiều nhưng hủy cũng nhiều. Còn thị trường truyền thống Philippines vẫn chưa có chủ trương nhập gạo. “Song đáng lo nhất là Thái Lan vẫn còn khoảng 16 triệu tấn gạo chưa biết họ sẽ bán lúc nào, giá bao nhiêu nên hiện nay mình phải vừa bán, vừa lo” - ông Phong cho hay.

 

Cũng theo ông Hoan, cơ chế thẩm định để phân bổ chỉ tiêu cho doanh nghiệp mua tạm trữ cũng không rõ ràng, thiếu công khai, không gắn kết với chính quyền địa phương nên xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp có năng lực trên địa bàn tỉnh đã không được phân bổ chỉ tiêu mua lúa tạm trữ theo đúng năng lực thật sự của họ. Mặt khác việc xác định giá sàn cũng không phù hợp với tình hình thực tế sản xuất ở địa phương.

Đồng quan điểm này, ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng đã đến lúc phải thay đổi phương thức tạm trữ. Vì nếu cứ diễn biến như hiện nay, năm nào cũng sẽ diễn ra chuyện doanh nghiệp chờ công bố quyết định mua tạm trữ mới tiến hành mua vào. Ông Năng đề xuất cơ chế tạm trữ linh động gồm tạm trữ trong dân, tạm trữ theo dạng gửi doanh nghiệp như Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đang áp dụng.

Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, mạnh dạn hơn khi cho rằng về lâu dài cần xóa bỏ cách mua tạm trữ như hiện nay. Dẫn chứng trường hợp của mình, ông Thòn cho rằng cần đầu tư công đoạn sấy lúa để doanh nghiệp tự tạm trữ hoặc nông dân có thể gửi lúa cho doanh nghiệp. “Đã đến lúc tạm trữ là việc làm tất yếu của doanh nghiệp. Vì nếu doanh nghiệp không đầu tư vùng nguyên liệu, không đầu tư hệ thống sấy lúa thì dù có hợp đồng xuất khẩu cũng khó đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng của hạt gạo” - ông Thòn nói.

Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn

Dù đánh giá cao việc mua tạm trữ nhưng Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vẫn yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và VFA cần rút kinh nghiệm về thời gian, đặc thù của địa phương để việc công bố thời điểm mua tạm trữ được phù hợp hơn. Cơ chế giao chỉ tiêu sẽ phải làm minh bạch hơn. Phó thủ tướng cũng khẳng định tính ưu việt của mô hình cánh đồng mẫu lớn, liên kết sản xuất... xem đây là mô hình phù hợp với định hướng, chỉ đạo của Nhà nước, cần được tiếp tục nhân rộng.

Vấn đề này Chính phủ sẽ giao Bộ NN&PTNT nghiên cứu sâu thêm theo hướng ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất với các HTX, bà con nông dân để chủ động sản xuất lúa hàng hóa có chất lượng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. “Tới đây Chính phủ sẽ ưu tiên giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho những doanh nghiệp có vùng nguyên liệu hoặc có sự liên kết sản xuất với các HTX, bà con nông dân” - ông Hải khẳng định.

Phó thủ tướng cũng chỉ đạo không chỉ ở cây lúa, hướng sản xuất tôm, cá tra cũng cần theo mô hình này. Đồng thời yêu cầu sớm đẩy nhanh việc thành lập các hiệp hội sản xuất, xuất khẩu tôm, cá tra.Trong đó việc hoạch định chiến lược nuôi cá tra, chế biến, xuất khẩu sẽ được bàn sâu hơn trong kỳ đại hội thành lập Hiệp hội xuất khẩu cá tra tới đây tại An Giang (ngày 1 và 2-3-2013).

TTO

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 25723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97852

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73144823