02:24 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chè sạch Hà Giang có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới

Thứ năm - 27/06/2019 03:49
Tỉnh Hà Giang hiện nay có 20.810 ha chè, trong đó 9.382 ha chè được công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Chè sạch ở Hà Giang đã có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.
 
Toàn tỉnh Hà Giang có hơn 9.300 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Với các điều kiện thuận lợi, Hà Giang là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước, chỉ sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên. Trong số 20.810 ha chè của toàn tỉnh có gần 19.000 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 73.000 tấn/năm. Diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 4.857 ha; diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ 4.525 ha.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Giang, giá sản phẩm chè búp tươi sản xuất theo hướng sản suất nông sản VietGAP, hữu cơ tại Hà Giang tăng gấp 2 - 3 lần giá chè búp tươi sản xuất thông thường.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Giang cho biết, tỉnh xác định chè là 1 trong 5 loại cây trồng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020. Với giá bán bình quân từ 50 đến 80 triệu đồng/tấn chè khô; tổng giá trị sản xuất chè búp tươi đạt 323,765 tỷ đồng/năm. Cây chè đang đóng góp không nhỏ giúp tỉnh đẩy mạnh giá trị xuất khẩu hằng năm; thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.

Mở rộng diện tích chè sạch, năm 2019 tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện 2.150 ha chè hữu cơ, đồng thời quy hoạch vùng sản xuất chè Shan tuyết hữu cơ, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, các HTX, hộ kinh doanh đầu tư phát triển và chế biến chè hữu cơ theo chương trình hợp tác công tư; thành lập nhóm sở thích trồng chè hữu cơ; phát triển sản phẩm chè hữu cơ gắn với quản lý, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ của Hà Giang.

Anh Hoàng Sành Vầy, thôn Nậm Piên, xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì cho biết, phát triển vùng chè hàng hóa tập trung, anh và người dân trong thôn đã thành lập nhóm cùng sở thích sản xuất chè sạch. Nhóm có 12 thành viên, tham gia nhóm các thành viên tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất sạch. Riêng vụ chè năm nay cả nhóm thu hái được 12 tấn chè Shan tuyết tươi bán cho các xưởng chế biến trên địa bàn xã. Nếu như trước đây chỉ thu hái được 3 vụ chè/năm, thì từ sau khi áp dụng phương thức chăm sóc mới, chè tốt hơn và tăng thêm được một vụ.

Đến nay, tỉnh Hà Giang có 8 công ty, 20 HTX và trên 500 cơ sở sản xuất, chế biến chè. Một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần chè Hùng An, Công ty cổ phần Bách San, Công ty TNHH thương mại Hùng Cường, Công ty TNHH chè Hoàng Long đã đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ cao, có công suất 3 - 5 tấn/ngày. Nhiều sản phẩm chè chất lượng tốt có mặt tại các thị trường trong nước Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tuyên Quang... Chè Shan tuyết Hà Giang cũng đã có mặt tại 3 châu lục (châu Âu, châu Á, châu Mỹ) và hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Chế biến chè ở HTX Chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì.

Tháng 4/2018, nhà máy chế biến chè hữu cơ xuất khẩu Long Trà, thuộc Công ty TNHH Hoàng Long, xã Tân Lập, huyện Bắc Quang được khánh thành và đưa vào sử dụng. Nhà máy có các hạng mục như: Hạng mục thứ nhất với hệ thống sản xuất tự động hiện đại nhất Nhật Bản với công suất 28 tấn/ngày; hạng mục thứ 2 là hệ thống sản xuất chè xanh công nghệ Trung Quốc với công suất 15 tấn/ngày, đáp ứng tiêu thụ nguồn nguyên liệu của bà con nhân dân xã Tân Lập và vùng lân cận...

Giám đốc Công ty TNHH trà Hoàng Long, Nguyễn Đức Lai cho biết, công ty triển khai nhiều chính sách liên kết với người dân, tổ hợp tác trong vùng nguyên liệu, tạo liên kết trồng chè hiệu quả. Ngoài việc thu mua nguyên liệu cho người dân địa phương, công ty sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với thị trường, đăng ký chỉ dẫn địa lý, thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm.

Tỉnh Hà Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỉnh có 16.074,2 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, trong đó, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 10.828,2 ha, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ 6.316 ha. Phấn đấu đưa năng suất chè bình quân của tỉnh đến hết năm 2020 đạt 50-60 tạ/ha. Tỉnh cũng sẽ triển khai trồng bổ sung các diện tích mất cây, mật độ thấp nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất, sản lượng.

Theo ĐÀO THANH - TOÁN NGUYỄN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 394


Hôm nayHôm nay : 29775

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 692301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70919616