10:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cũng một con đường

Thứ tư - 17/10/2012 20:04
Tôi hết sức ngạc nhiên về sự đóng góp “sức người, sức của” lớn chưa từng thấy của nông dân Thái Bình trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sau hơn 3 năm xây dựng NTM, tính đến hết năm 2011, chỉ riêng  xây dựng kết cấu hạ tầng dân toàn tỉnh Thái Bình đã đóng góp tới 882, 89 tỉ đồng (chiếm 25,16% tổng kinh phí). Điển hình như tổ dân cư số 5 của thôn An Thọ, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, có tiếng là “xóm nghèo” nhất xã. Vậy mà làm con đường NTM 400m dài, bề ngang 6m, đổ bêtông dày 16cm, hai bên có cống thoát nước chìm, chi phí hết hơn 1 tỉ đồng; dự kiến ngân sách của tỉnh chỉ hỗ trợ được khoảng 30% làm phần nền, còn lại phải huy động từ nhân dân. Tưởng khó. Nhưng không! Ngay sau hội nghị thông báo, nhân dân đồng tình đóng góp ngay với tinh thần “ai có đất góp đất, ai có tiền góp tiền, ai có công góp công...”, kể cả phần hỗ trợ của trên do kinh phí chưa kịp “rót” về, bà con cũng ứng ra trước.  

Tôi hỏi ông Trần Văn Quân - Trưởng thôn An Thọ - bí quyết để huy động được sức dân. Ông bảo “dễ ợt, cứ công khai, bàn bạc kỹ với dân là được”.  

Tìm hiểu tôi mới biết cách làm của xã Thanh Tân là nói rõ làm đường dân được hưởng lợi gì và công khai với họ toàn bộ chi phí, đồng thời giao cho họ tự quản lý, tự mua vật liêu, tự thi công theo thiết kế chung của xã. Phải chăng chính vì sự công khai, minh bạch đó mà tổ dân cư số 5 của thôn An Thọ đã tự nguyện hiến toàn bộ 432m2 đất cổng; 562m2 đất giậu; 11 cổng; 6 gian nhà phụ... để mở đường?  

Nghe ông Trưởng thôn An Thọ nói tôi lại nhớ có xã ở tỉnh nọ. Một ngày bỗng dưng nhân dân thấy thợ về làm đường. Hỏi đường gì? Cán bộ bảo “đường nông thôn mới”. Con đường đang làm thì bỗng dưng dừng thi công. Hỏi sao? Cán bộ bảo “đang chờ kinh phí của trên...”. Hay như 771 tỉ 066 triệu đồng kinh phí xây dựng NTM ở 19 xã điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội (tính đến 30.6.2011) cũng chủ yếu lấy từ vốn ngân sách, còn dân đóng góp chỉ đạt 3,5%!  

Chị Lương Thị Kim Oanh - Phó  ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Kiến Xương - nói với tôi:  “Ngay ở Thái Bình, bên cạnh những nơi nhân dân tự nguyện đóng góp công của để xây dựng NTM như tổ dân cư số 5, nhưng lại cũng cá biệt có thôn nhân dân chưa phải đã sẵn sàng đóng góp, mà nguyên nhân là do lãnh đạo, chính quyền xã chưa công khai, chưa minh bạch cho dân biết các công trình xây dựng”.

Tôi hỏi khó công khai vì sao? Chị Oanh bảo:  “Vì khó kiếm chác”. 

Ra thế, cũng một con đường, nhưng mỗi nơi nhận được sự đóng góp của dân một khác.

Huy Thiêm
Báo Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 372


Hôm nayHôm nay : 45678

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659629

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70886944