14:03 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐBSCL: Kiếm 30 triệu/tháng nhờ làm “cò lúa”

Thứ sáu - 08/03/2013 23:15
Cứ đến mùa thu hoạch lúa, các "cò" gặt lúa cũng như các "cò" chuyên gạ nông dân bán lúa tươi cho các thương lái tha hồ hốt bạc. Trung bình một "cò" gặt lúa có thể kiếm từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày.


"Cò" gặt lúa: 0 vốn 2 lời

Lâu nay ở thị thành, người ta biết đến nhiều nghề "cò" như "cò" nhà đất, "cò" chạy giấy tờ, "cò" bệnh viện,… Còn ở vùng nông thông đồng bằng sông Cửu Long, 5 năm trở lại đây xuất hiện các “cò” chuyên bắt mối gặt lúa cho các chủ máy gặt đập liên hợp (MGĐLH) rồi nhận hoa hồng. 
Anh N.T.H, một tay "cò" gặt lúa ở Nông trường sông Hậu (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) có hơn 4 năm trong nghề, cho biết: “Làm nghề này tuy không cần vốn nhưng cần chữ tín và phải quen biết rộng. Nếu ai thoả mãn được 2 điều kiện này là có thể hành nghề và sống khoẻ”.
Theo anh H., vụ vừa rồi anh bắt mối cho 2 ông chủ máy gặt đến từ An Giang. Mỗi ngày một MGĐLH hoạt động trung bình khoảng 30 công ruộng (30.000m2), 2 máy được 60 công, mỗi công anh H. giới thiệu được nhận tiền hoa hồng từ 15.000 - 20.000 đồng. Như vậy, một ngày, nhờ tài ăn nói, anh H. có thể kiếm 700.000 - 1.200.000 đồng.

Kiếm 30 triệu/tháng nhờ làm “cò lúa”
Chính tình trạng thiếu máy gặt đập liên hợp như hiện nay 
là cơ hội tốt để các tay "cò" "hành" nông dân

 


Đáng lo ngại là tại một số địa phương xuất hiện những thanh niên "3 không" (không nghề, không học, không tiền) bám nghề “cò” để kiếm sống. Những đối tượng này tập trung thành bè phái, ngang nhiên “bóp cổ” các chủ MGĐLH và "hành" nông dân. 

Anh Ngô Văn Tuấn - một chủ MGĐLH ở huyện Tam Bình (Vĩnh Long) - cho biết: “Mình ở tỉnh này qua tỉnh khác làm ăn rất cần thổ địa ở đó dẫn đường. Một mặt mình có lúa để gặt, mặt khác cũng có người hỗ trợ nếu có chuyện này gì xảy ra. Cho nên thường các chủ máy gặt chúng tôi sẵn sàng chi cho các "cò" gặt lúa từ 15.000 - 20.000 đồng/công”.

Theo anh Tuấn, hiện nay ở một số địa phương xuất hiện tình trạng "cò" vờ tạo uy tín trong 1-2 mùa gặt đầu, đến khi đã được tin tưởng, chúng ôm tiền công gặt lúa bỏ trốn.

"Cò" mua lúa: 0 vốn 4 lời

Tiếp xúc với nhiều nông dân ở ĐBSCL, nhiều nông dân bức xúc và cho rằng các ông "cò" mua lúa là sướng nhất, bởi đối tượng này không cần bỏ đồng vốn nào nhưng kiếm rất bộn, nếu họ “câu” được nông dân bán lúa cho thương lái.
Anh Nguyễn Thanh Hiện - xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai, Cần Thơ) - cho biết: “Từ khi tham gia cánh đồng mẫu lớn, gieo sạ đồng loạt và thu hoạch bằng MGĐLH, nhiều thanh niên đã bỏ quê lên thành phố làm công nhân. Bởi vậy đến vụ mùa, nhiều gia đình không còn người để bê lúa về nhà hoặc phơi lúa nên có 90% bà con nông dân có nhu cầu bán lúa tại đồng. Nhưng nông dân muốn làm được việc này thì phải nhờ đến “cò” dẫn thương lái đến mua dù biết là bị ém giá vài chục đồng”.

Kiếm 30 triệu/tháng nhờ làm “cò lúa”
Ngày nào trúng mánh, một "cò" giới thiệu 50 - 60 tấn lúa đã kiếm 
được trên 2.000.000 đồng, chưa tính tiền chênh lệch


Anh Nguyễn Văn Nhỏ - một thương lái chuyên mua lúa tươi ở Đồng Tháp - chia sẻ: “Bây giờ làm nghề nào cũng vậy, nếu mình không biết chia chác nhau sống thì khó làm ăn lắm. Tuy nhiên khi đến tỉnh khác làm ăn, mình phải “chọn mặt gửi vàng” nếu không cẩn trọng thì “tiền mất tật mang” là chuyện dễ xảy ra, nếu chọn nhầm “cò ma””.
Tuỳ theo thời vụ và giá cả, các "cò" mua lúa có thể kiếm tới trên 3 triệu đồng/ngày. Chính mức thu nhập khủng này đã lôi kéo nhiều thanh niên theo nghề này, khiến tình hình an ninh trật tự trên các cánh đồng rất bất ổn và khó kiểm soát.
Trao đổi về tình trạng này, nông dân Nguyễn Văn Hiện bộc bạch: “Trước đây bà con tụi tui làm lúa tuy không trúng như bây giờ nhưng giá cả ổn định, chi phí thấp và đặc biệt là trực tiếp định đoạt sản phẩm của mình làm ra. Còn bây giờ theo nhiều chương trình nhưng mỗi khi đến vụ mùa bà con tui chẳng thể ăn ngủ yên vì lo đủ thứ chuyện, nào lo thiếu MGĐLH, bán không được lúa, thiếu chỗ phơi, chỗ sấy lúa,… Bởi vậy, bà con tui mong các cơ quan chức năng hãy cho tụi tui có được cái quyền định đoạt sản phẩm của mình như 10 năm trước đây”.

Nguyễn Hành (Dân trí)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 104


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1286751

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72969460