10:17 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐBSCL: Trái cây xuất khẩu giúp người dân làm giàu

Thứ hai - 01/07/2013 22:29
Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Điển hình như thanh long có lúc đạt 25.000-27.000 đồng/kg, bưởi da xanh luôn giữ giá ổn định ở mức kỷ lục: 50.000-55.000 đồng/kg. Với giá trên, mỗi ha vườn chuyên canh cho lợi nhuận vài trăm triệu đồng nếu thu hoạch mùa thuận còn những hộ xử lý cho thu hoạch mùa nghịch lợi nhuận tăng gấp đôi.

Nhiều nông hộ sản xuất giỏi đã thực sự làm giàu từ vườn quả chuyên canh. Đây là những tín hiệu vui cho ngành trồng cây ăn quả xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long, đặt nền tảng phát huy tiềm năng kinh tế lớn này trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giúp nông nghiệp-nông dân-nông thôn nơi đây phát triển vững chắc.

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa, vựa tôm cá của cả nước mà còn có thế mạnh về trồng cây ăn quả. Ước tính toàn vùng hiện có trên 288.000 ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hội đủ các điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... để trồng cây ăn quả nhằm tạo nguồn nông sản tiêu dùng và xuất khẩu ổn định, góp phần nâng cao mức sống của người dân.

Những năm qua tình hình xuất khẩu trái cây cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đã phát triển tốt với sự thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trên khắp các châu lục.

Năm 2013, dự kiến kim ngạch xuất khẩu trái cây tăng trưởng không dưới 10% so năm 2012. Nếu năm 2011, trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang 63 quốc gia thì hiện nay đã mở rộng lên 76 quốc gia.

Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: thanh long (chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), dứa (trên 16% tổng kim ngạch), mít (3,5%), bưởi (chiếm 1,6%), xoài (chiếm 1,5%), xơ ri (chiếm 1,1%)...

Theo :chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 352


Hôm nayHôm nay : 40602

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 558104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70785419