13:24 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh XK sản phẩm mũi nhọn: Doanh nghiệp Việt có lợi thế

Thứ hai - 04/03/2013 03:25
Năm 2012, bên cạnh những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu (XK) của cả nước như kim ngạch tiếp tục tăng cao, đặc biệt là sự tăng vượt trội của khối doanh nghiệp (DN) FDI, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu thì cũng còn không ít gam màu tối, vì vậy, các chuyên gia kinh tế nhận định, để đẩy mạnh XK trong năm 2013, các DN còn nhiều việc phải làm...

Nhiều điểm sáng

Theo ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây, các thị trường đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đều có mức tăng trưởng XK khá cao, do các DN đã tăng cường sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế. Chẳng hạn, năm 2012, XK của các DN sang khu vực ASEAN tăng 27%, Nhật Bản tăng 25%, Trung Quốc tăng 17%, Hàn Quốc tăng 18%.

Tính riêng kim ngạch XK có sử dụng chứng nhận xuất xứ năm 2012 đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 23%, chiếm 33% tổng kim ngạch XK sang các thị trường có FTA.

Tuy nhiên, nếu so với các nước thì khả năng tận dụng ưu đãi xuất xứ của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, do 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, nhiều DN chưa hiểu hoặc chưa thực sự quan tâm đến chương trình ưu đãi về thuế quan nên mất cơ hội hưởng ưu đãi thuế. Thứ hai, mặc dù Bộ Công Thương đã có hướng dẫn cấp chứng nhận điện tử, nhưng Ban quản lý các KCN, chế xuất lại chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống này. Thứ ba, việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản xuất để đáp ứng tiêu chí về xuất xứ diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong một cuộc khảo sát mới đây do Tập đoàn Alibaba.com tiến hành trên 399 DN thấy, 41% DN khẳng định có nhiều lý do để tin vào sự khởi sắc của kinh tế thế giới trong năm 2013.

Ông Timothy Leung, Giám đốc cao cấp bộ phận dịch vụ và kinh doanh toàn cầu của tập đoàn trên cho biết, các dự báo gần đây cho thấy những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế châu Á, cả xuất và nhập khẩu. Đã có sự chuyển dịch trong xu hướng tìm kiếm nguồn cung ứng của các thị trường lớn sang khu vực này, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, đồng thời nhu cầu nhập khẩu cũng gia tăng ngay tại thị trường nội địa của khu vực. “Có nhiều lý do để tin rằng các nước Đông Nam Á sẽ trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2013”, ông Timothy Leung nói.

Các báo cáo về chỉ số quản lý mua hàng PMI trong tháng 11/2012 cho thấy sự tăng trưởng trong mở rộng sản xuất của Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, với 50,5 điểm, Việt Nam lần đầu tiên vượt mức trung bình trong suốt 14 tháng qua. “Chúng tôi dự kiến trong thời gian tới, hoạt động kinh tế sẽ dần hồi phục và được hỗ trợ bởi cả nhu cầu trong nước cũng như quá trình hồi phục ở Trung Quốc”, một chuyên viên của HSBC cho biết.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở châu Âu cũng đã có dấu hiệu chạm đáy khi chỉ số PMI của khu vực này đạt mốc cao nhất trong 8 tháng qua với 46,8%. “Như vậy, hai trong ba rủi ro lớn của nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy yếu, chỉ còn lại mối lo ngại là “vách đá tài chính” của kinh tế Hoa Kỳ cần phải vượt qua”, Business Insider nhận định.

Một điểm sáng khác cho nền kinh tế Việt Nam là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 thành viên là Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam, Canada, Mexico và Hoa Kỳ đang bước vào vòng đàm phán cuối cùng. Khi hiệp định được ký theo đúng lộ trình, Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng quy mô lớn này và sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc XK các sản phẩm mũi nhọn sang thị trường số 1 thế giới là Hoa Kỳ, cũng như các nước thành viên.

Chú trọng thương mại điện tử

Cũng theo khảo sát của Alibaba.com, có khoảng 5,2% DN khẳng định, cải tiến là yếu tố hàng đầu để nâng cao thế mạnh cạnh tranh trong năm 2013, cụ thể là sẽ chú trọng đầu tư vào công cụ marketing trực tuyến, dịch vụ khách hàng; 75% DN cho biết họ đang có kế hoạch mở rộng cơ hội giao thương và tìm kiếm đối tác tại các thị trường mới, trong đó thương mại điện tử (TMĐT) cũng là công cụ được 81% nhà nhập khẩu và XK chọn lựa để tìm kiếm thị trường.

Bà Võ Thị Liên Hương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin cho biết: “Năm 2006, chúng tôi mới XK sang 4 - 5 thị trường nhưng đến nay, sản phẩm của DN đã có mặt tại 37 thị trường trên khắp 5 châu lục, đặc biệt là XK năm 2012 đều nhờ vào TMĐT”.

Đánh giá về xu hướng sử dụng TMĐT trong XK, ông Trần Đình Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty OSB, đơn vị cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện chương trình hỗ trợ DN XK cho rằng: “Tốc độ tăng trưởng của các thành viên đạt được ngay trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay là minh chứng cụ thể cho tính hiệu quả của TMĐT. Chúng tôi cũng đã nhìn thấy sự chuẩn bị chu đáo của nhiều DN cho năm 2013”.

Năm 2013, ngành Công Thương phấn đấu tổng kim ngạch XK đạt khoảng 126 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012. Tuy nhiên, với không ít khó khăn, thách thức khách quan từ bên ngoài và tồn tại ở trong nước thì để đạt được mục tiêu tăng trưởng đó, các DN cần nỗ lực hết mình, cùng với đó là sự hỗ trợ của hiệp hội ngành hàng và toàn ngành Công Thương.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành này cần tranh thủ khai thác tối đa các thị trường lớn đã có, tận dụng ưu đãi tự do thương mại để đẩy mạnh XK. Thủ tướng cũng chỉ rõ, muốn đẩy mạnh XK, phải tranh thủ vị thế quốc tế, mở thêm thị trường cấp quốc gia, giúp đỡ DN tháo gỡ khó khăn. Các đơn vị phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành Công Thương để đẩy mạnh XK, tiếp tục kiểm soát chặt nhập khẩu, đi liền với đó là bảo vệ thị trường trong nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Trần Trọng Triết
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064872