14:49 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch Covid-19: Cơ hội vực dậy xuất khẩu thủy sản vào cuối năm

Thứ bảy - 07/03/2020 09:10
(Dân Việt) Xuất khẩu thủy sản còn quá nhiều rủi ro song không phải không có cơ hội. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) dự báo thị trường nửa cuối năm sẽ ấm dần lên khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Giá giảm mạnh

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, các nhà hàng thủy sản tại Trung Quốc gặp sức ép do số lượng thực khách giảm mạnh. Nhiều nhà hàng phải giảm giá bán để giải phóng kho dự trữ thực phẩm.

Nhiều nhà máy chế biến thủy sản tại tỉnh Hồ Bắc hiện đang gặp khó khăn do thiếu lao động. Haixin Foods Co., một nhà chế biến và phân phối thủy sản chế biến đông lạnh lớn đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ba công ty con khác vẫn đang gặp khó khăn trong việc đưa công nhân trở lại làm việc.

 dich covid-19: co hoi vuc day xuat khau thuy san vao cuoi nam hinh anh 1

Cuối tháng 2, giá cá tra nguyên liệu ở An Giang đã ổn định hơn.  Ảnh: I.T

Ở trong nước, VASEP cho biết, tính đến giữa tháng 2, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL giảm 42,6% so với cùng kỳ năm 2019, dao động ở mức 19.500 đồng/kg. Đến cuối tháng 2, giá cá tra nguyên liệu ở An Giang đã ổn định hơn so với tuần trước đó. Tuy nhiên giá vẫn giảm 500 - 700 đồng/kg so với trước khi có dịch, và giảm 10.000 - 10.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua chịu tác động mạnh do dịch Covid-19 bùng phát. Tuần cuối tháng 2, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng tốc độ vẫn còn chậm.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 223.600 tấn; trị giá 911,6 triệu USD, giảm 15% về lượng và 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Sau Trung Quốc, dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều quốc gia khác, trong đó có những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như: Hàn Quốc, Italy… Điều này gây ra những tác động nhất định đến triển vọng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Sự sụt giảm quá nhanh ở các thị trường chính, đặc biệt là Trung Quốc khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trước mắt, việc tìm kiếm thị trường mới cũng chưa dễ dàng.

Vẫn nên chủ động giảm sản lượng

Cho tới năm 2019, Việt Nam vẫn là thị trường thống trị nguồn cung cá tra quốc tế. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO), sự tăng trưởng về sản lượng một cách âm thầm tại một số nước như: Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc... cũng đóng góp tỷ lệ khá vào việc phân bố rộng rãi hơn sản phẩm cá tra.

Ví dụ như Ấn Độ, một trong những thị trường tiềm năng với dân số đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Quốc gia này cũng đang nuôi khoảng 600.000 tấn cá tra mỗi năm nhưng thịt cá bị vàng, nhà máy chế biến vẫn chưa sản xuất ra được những sản phẩm cá tra fillet thịt trắng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như của Việt Nam.

Hiện tại, sản phẩm cá tra fillet Việt Nam được xem sản phẩm cao cấp đang được nhập khẩu phục vụ trong các nhà hàng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu vào Ấn Độ đối với hàng cá tra phi lê còn rất cao, ở mức 65%. Hay như tại châu Âu, Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào thị trường này. Tuy nhiên, việc nước Anh rời khỏi EU sau Brexit cũng là một thiệt thòi cho doanh nghiệp Việt.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 6 cho Anh trong năm 2019, đạt 297,7 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm 2019, Anh đã giảm nhập khẩu thủy sản từ thị trường Ailen, Việt Nam, Đan Mạch, Hà Lan…, trong khi tăng nhập khẩu từ hầu hết các thị trường lớn khác.

Ngày 31/1/2020, Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu, và bước vào “giai đoạn chuyển tiếp” đến cuối năm 2020. Nếu EVFTA có hiệu lực trong năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang Anh vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, sau Brexit, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh dự kiến sẽ khó khăn hơn.

Chính phủ Anh đã công bố danh sách dự thảo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu cho nhiều sản phẩm, trong đó có sản phẩm thủy sản. Trong bối cảnh rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của Anh với hàng nhập khẩu vào nước này ngày càng cao, doanh nghiệp Việt muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần điều chỉnh chiến lược sản xuất để hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường.

Dù phải đối mặt nhiều khó khăn nhưng theo VASEP, vẫn có nhiều tín hiệu tích cực để có thể đặt kỳ vọng cho thủy sản, nhất là quý III và IV. Lúc đó nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc sẽ tăng trở lại để đáp ứng nhu cầu suất ăn cho nhân viên văn phòng cũng như công nhân tại các nhà máy khi họ trở lại làm việc.

Thời điểm hiện nay cũng là cơ hội để các nhà nhập khẩu tại Mỹ và EU mua cá tra với giá tốt khi thị trường nhập khẩu lớn của cá tra Việt Nam là Trung Quốc đang bị gián đoạn. Tuy vậy, VASEP vẫn khuyến cáo người nuôi chủ động giảm sản lượng để sản lượng cá tra năm 2020 ở mức 1,2 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2019.

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72801023