00:05 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Diện tích mì(sắn) ở Bình Định tăng nóng: Nhiều giải pháp hạn chế

Thứ sáu - 21/12/2012 07:27
Thời gian gần đây, giá mì nguyên liệu thường xuyên ở mức cao, đầu ra thuận lợi nên diện tích trồng mì (sắn) trên địa bàn Bình Định có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc tăng quá mức diện tích mì có nguy cơ phá vỡ quy hoạch sản xuất, làm suy thoái môi trường đất.

Nông dân xã Tây Giang (Tây Sơn) làm cỏ cho mì.

Tăng…nóng

Khác với mọi năm, vụ sản xuất mì năm nay ở Bình Định tạo được sự quan tâm của người dân do giá mì nguyên liệu đang ở mức cao. Trong khi người trồng mì đang rất phấn khởi thì cơ quan quản lý và chính quyền các địa phương lại lo, diện tích mì tăng mạnh sẽ phá vỡ quy hoạch, đất đai ngày càng thoái hóa, bạc màu, diện tích rừng phòng hộ có nguy cơ bị thu hẹp…

Ông Lê Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định, cho biết: “Hiện, giá mì nguyên liệu đang được nhà máy thu mua ở mức 1,75 triệu đồng/tấn (mì có hàm lượng tinh bột từ 30% trở lên). Đây được xem là mức giá khá cao do nhu cầu mì nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tăng, trong khi các vùng nguyên liệu mì trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang vào vụ thu hoạch rộ. Nguyên nhân khiến giá mì tăng là do thị trường xuất khẩu tinh bột mì đang thuận lợi, giá tăng cao so với mọi năm”.

Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, ngoài việc thu mua mì nguyên liệu trong tỉnh, nhà máy đã mở rộng địa bàn thu mua đến các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên… Hiện, đơn vị đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu mì với diện tích 4.400ha tại các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, đồng thời triển khai các biện pháp canh tác rải vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, thời gian gần đây, diện tích mì trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể, năm 2005, diện tích mì toàn tỉnh đạt 12.000ha nhưng đến nay đã tăng lên 13.302ha. Năng suất mì bình quân đạt 25-30 tấn củ tươi/ha, cá biệt có nơi đạt 35-40 tấn/ha. Diện tích mì hiện có đã vượt xa so với diện tích quy hoạch của tỉnh ở mức từ 10.000 - 12.000ha.

Theo lý giải của chính quyền các địa phương, diện tích mì tăng mạnh là do loại cây này dễ trồng, chi phí đầu tư ít, đầu ra ổn định. Với năng suất và giá mì như hiện nay, mỗi hecta mì, nông dân thu trên 50 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 30 triệu đồng.

Giải pháp hạn chế

Diện tích mì tăng “nóng” thời gian qua có nguy cơ đe dọa phá vỡ quy hoạch sản xuất tại địa phương, ảnh hưởng đến diện tích rừng phòng hộ do tình trạng người dân phá rừng trồng mì có chiều hướng gia tăng. Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định vừa đưa ra khuyến cáo về quy hoạch lại diện tích trồng mì và định hướng phát triển mì bền vững trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ phát triển diện tích mì ổn định ở mức 10.000 - 12.000ha; trong đó, quy hoạch vùng trồng mì nguyên liệu thâm canh 4.400ha, phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột mì của tỉnh. Vùng nguyên liệu tập trung thâm canh được xây dựng trên địa bàn 21 xã, thuộc 3 huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Tây Sơn, năng suất bình quân 35-40 tấn/ha. Giảm diện tích trồng mì trên đất nương rẫy, đất có độ dốc trên 15 độ để trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường sử dụng các giống mì cao sản, tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng mì, bảo đảm nguyên liệu ổn định cho nhà máy.

Theo ông Hồ Ngọc Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định: Cây mì phát triển mạnh dễ dẫn đến nguy cơ làm cho các khu rừng trên địa bàn tỉnh bị tàn phá để mở rộng sản xuất. Ngoài ra, việc phát triển ồ ạt loại cây này sẽ dẫn đến nguy cơ đất đai bị thoái hóa. Những diện tích đất đã trồng mì khó có thể trồng các loại cây khác. Để hạn chế tình trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy hoạch đất sản xuất các loại cây trồng đã được tỉnh phê duyệt. Đồng thời, phát triển mô hình trồng mì xen các loại cây trồng cạn khác như đậu phụng, mè, đậu nành… nhằm cải tạo đất, tăng thêm hiệu quả kinh tế. Chuyển đổi các diện tích đất trồng mì trên nương rẫy, đất có độ dốc trên 15 độ sang trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, hoặc trồng rừng, nhằm tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường…

Phú Mỹ

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 30590

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263500

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60585457