Từ lợi thế khí hậu và thổ nhưỡng, Đà Lạt (Lâm Đồng) đang mở rộng “dòng chảy” xuất - nhập khẩu các giống hoa cao cấp có nguồn gốc từ các châu lục trên thế giới, mang lại nguồn lợi lớn cho người sản xuất.
Nhập khẩu, thuận cả hai chiềuÔng Nguyễn Đình Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt ước tính, trong năm 2014, Đà Lạt nhập về khoảng 35 triệu củ giống hoa lily để sản xuất thành 35 triệu cành, mỗi cành có từ 3- 5 đóa hoa, chủ yếu xuất xứ từ Hà Lan. Đây là mặt hàng giống cây trồng nông nghiệp được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu. Ba năm trở lại đây, số lượng giống hoa lily nhập khẩu ở Đà Lạt tăng trên dưới 5 triệu củ/năm. Nếu ngược về hơn 10 năm trước thì Đà Lạt chỉ mới bắt đầu nhập về trồng thử nghiệm vài chục ngàn củ giống. |
Hoa lily giống Hà Lan phát triển khá hiệu quả ở Đà Lạt. |
Dựa vào quy cách trung bình cứ 1.000m² trồng 30.000 củ giống hoa lily, sau hơn 3 tháng chăm sóc, 95% số cây sẽ ra hoa, lợi nhuận thu về khoảng 600 triệu đồng/ha/3 tháng. Với lợi nhuận này, riêng tại Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt đã trồng quay vòng khoảng 9ha hoa lily trong năm 2014, trong đó 10% sản lượng cành hoa xuất sang thị trường Nhật Bản.Cũng theo ông Sơn, hiện tại việc sản xuất hoa lily ở Đà Lạt và các vùng phụ cận vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi nếu sản xuất củ giống lily có chất lượng tương đương nhập khẩu, tỉnh Lâm Đồng cần có một vùng chuyên canh từ 100- 150ha, cộng với hệ thống kho lạnh khổng lồ và một thời gian dài để hoàn chỉnh quy trình xử lý dịch hại tổng hợp. Còn nếu tạo củ giống lily trên những diện tích phân tán, tự cung tự cấp thì phải qua 3 giai đoạn trồng trên đồng và 3 giai đoạn “ngủ đông” trong kho lạnh khiến giá thành cao hơn nhiều so với nhập khẩu. Xuất khẩu tăng trưởng kháNăm 2014, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt vẫn là đơn vị duy nhất trong nước xuất khẩu hàng chục giống hoa cấy mô với 14 triệu cây, tăng hơn năm 2013 khoảng 4 triệu cây. Trong đó, thị trường châu Âu chiếm tới 80%, còn lại 20% gồm thị trường châu Úc, châu Mỹ và châu Á, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD. Điều đặc biệt là công ty chỉ sản xuất và xuất khẩu các loại giống hoa do khách hàng cung cấp. Vậy vì sao khách hàng không tổ chức sản xuất cây giống ở nơi “chính quốc” mà lại đưa mẫu mô sang Đà Lạt để hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, ông Sơn (với tư cách là giám đốc công ty) lý giải có 3 yếu tố chính để “cấu thành” điều này: Thứ nhất, giá nhân công ở Đà Lạt rẻ hơn nhiều lần so với các nước nhập khẩu giống hoa; thứ hai, công nghệ và kỹ thuật nuôi cấy mô ở Việt Nam luôn được cải tiến, sáng tạo; thứ ba, môi trường ánh sáng, khí hậu ôn hòa của Đà Lạt là điều kiện lý tưởng để sản xuất cây giống hoa chất lượng cao.Hàng năm, từ các mẫu giống hoa nhập khẩu, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt không chỉ tăng sản lượng giống cấy mô xuất khẩu, mà còn “nhân bản” cả triệu “cá thể” cung cấp cho nông dân Lâm Đồng phát triển sản xuất. Đồng thời, công ty cũng “chia sẻ” một phần lợi nhuận bằng cách đặt hàng 5 “phòng lab” hộ gia đình ở Đà Lạt, mỗi năm sản xuất 500.000 cây giống hoa cấy mô xuất khẩu. Dự kiến trong vòng 2 năm tới, Rừng Hoa Đà Lạt sẽ mở rộng “nhà xưởng cấy mô” từ 6.000m² lên 10.000m², nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cây giống hoa mỗi năm tăng thêm 20% trở lên. Văn Việt/kinhtenongthon.com.vn