08:15 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự đoán nhu cầu cá tra sẽ tăng mạnh

Thứ sáu - 06/03/2020 04:18
Thị trường cá tra đã dần trở lại bình thường, dự đoán nhu cầu sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới.
Nuôi và chế biến cá tra trong hai tháng qua vẫn khá ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi và chế biến cá tra trong hai tháng qua vẫn khá ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hơn tháng qua, ngành cá tra nước ta gồng mình vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19 làm ách tắc thị trường lớn Trung Quốc gây phản ứng xấu dây chuyền nhưng nay đã dần trở lại bình thường với dự đoán tăng mạnh trong thời gian tới.

Đương đầu giảm giá

Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Công ty Miền Nam) ở TP Cần Thơ chuyên nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra.

Sản phẩm xuất khẩu khá đa dạng: Đông lạnh fillet, cắt khúc, nguyên con, nguyên con xẻ bướm. Thị trường xuất khẩu của Công ty Miền Nam từ nhiều nước ở châu Mỹ đến châu Âu, châu Á và phát triển cả thị trường Trung Quốc. Ở thị trường Trung Quốc, Công ty Miền Nam xuất khẩu chủ yếu là cá tra nguyên con và cá tra xẻ bướm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, nếu dịch Covid-19 chấm dứt trong quý I/2020 thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2020 vẫn có thể đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2019.

Giám đốc Trần Văn Quang cho biết, từ khi bùng phát dịch bệnh Covid-19 thì thị trường Trung Quốc ách tắc và Công ty Miền Nam không còn xuất khẩu cá tra nguyên con, cá tra xẻ bướm sang thị trường này nữa. Nhờ đã đa dạng thị trường nên sự sụt giảm thị trường Trung Quốc không là vấn đề lớn với Công ty Miền Nam.

Tuy nhiên, ảnh hưởng thị trường lại có tính chất dây chuyền, khi ách tắc thị trường Trung Quốc thì nhiều doanh nghiệp chuyển hướng mở thị trường khác, đẩy tới tình trạng cạnh tranh bằng giảm giá.

Phía khách hàng ở nước ngoài thấy vậy cũng tìm mọi cách hạ giá và còn xuất hiện tâm lý chần chừ để chờ giá hạ hơn nữa. Tất cả làm cho xuất khẩu cá tra ở các thị trường gặp khó khăn.

Từ khi thị trường Trung Quốc mở lại cửa khẩu chính ngạch vì đối phó với dịch cúm Covid-19 có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu cá tra cũng dần ổn định.

“Hiện nay, hoạt động xuất khẩu cá tra của chúng tôi đã phục hồi sản lượng nhưng giá vẫn bị giảm khoảng 10% so với cuối năm 2019. Hy vọng, rồi đây thị trường trở lại bình thường và tồn kho ở các thị trường vơi cạn thì nhu cầu tiêu dùng cũng như giá cá tra lại tăng mạnh”, ông Quang bày tỏ.

Dự trữ sẽ tăng

Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Biển Đông (Công ty Biển Đông) Ngô Quang Trường nhận định, trên thị trường tồn kho cũ bị cạn và đang có xu hướng tăng tích trữ do dịch bệnh Covid-19.

Công ty Biển Đông ở TP Cần Thơ, mấy năm nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra của nước ta nhờ kiểm soát tốt chất lượng, đảm bảo độ tươi của nguyên liệu, bên cạnh cá tra còn xuất khẩu tôm.

Về cá tra, Công ty Biển Đông đang được thị trường Mỹ áp thuế sơ bộ 0%, còn tôm chế biến xuất đi nhiều thị trường yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Nhật, Australia.

Ông Trường cho biết, thị trường thủy sản ở Mỹ đã gặp khó từ 3 tháng trước, khi Mỹ đánh thuế cao với

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành thủy sản Việt Nam vượt qua khó khăn xuất khẩu hai tháng vừa qua có đóng góp của việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Chẳng hạn các hoạt động “giải cứu” tôm hùm, cua biển diễn ra khắp nơi đã giữ mức giá để người nuôi không bị lỗ. Với cá tra và tôm nuôi nước lợ cùng các thủy sản khác, thị trường nội địa ngày càng nổi lên vị trí quan trọng, vấn đề là chất lượng sản phẩm phải nâng cao và công tác tiếp thị kích cầu tiêu dùng cũng phải chuyên nghiệp.

hàng của Trung Quốc và nhiều nhà xuất khẩu chuyển từ thị trường Trung Quốc sang Mỹ khiến cho lượng cung thừa so với cầu.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ Trung Quốc, nguồn cung ở thị trường Mỹ càng thừa, các đơn hàng của Công ty Biển Đông giảm đến 20% so với cuối năm 2019. Nay thị trường Mỹ đã trở lại bình thường, Công ty Biển Đông đạt 100% sản lượng như trước kia, một tháng có đơn hàng cho 200 container loại 20 tấn xuất khẩu.

“Tháng trước hàng tồn kho chúng tôi khá nhiều nhưng nay đã vơi, 7.000 công nhân ở các nhà máy của Biển Đông đang làm việc tích cực. Dự đoán của chúng tôi, thời gian tới, nhu cầu thủy sản trên thị trường sẽ tăng cao.

Bởi vì, cùng với việc thị trường Trung Quốc mở cửa chính ngạch hoạt động bình thường trở lại thì thế giới cũng tăng nhu cầu tiêu dùng, vừa bù sự thiếu hụt từ Trung Quốc vừa do tâm lý dự phòng lo sợ dịch bệnh Covid-19 lan tràn. Một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ là nhu cầu một ngày ăn 1 kg thì sẽ mua 30 kg để dự trữ phòng xa”, ông Trường phân tích.

Có thể tăng đột biến

Phân tích tương tự ông Trường là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Công ty Vĩnh Hoàn) Nguyễn Ngô Vi Tâm và đưa ra nhận định “đơn hàng cá tra có thể tăng đột biến”.

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, nổi tiếng với sản phẩm cá tra chế biến giá trị gia tăng được xuất khẩu sang hơn 30 nước.

Trong đó, thị trường chính là châu Âu và Mỹ, có mặt cả ở Australia, Hong Kong, Trung Quốc và ASEAN.

Theo bà Tâm, cá tra fillet đông lạnh là mặt hàng thực phẩm thiết yếu ở nhiều thị trường nên có nhu cầu lớn cả trong và sau dịch bệnh Covid-19.

Vừa rồi, đơn hàng từ Trung Quốc giảm nhưng khả năng sẽ tăng đáng kể trong quý II và III/2020. Bà cho biết thêm, nhiều khách hàng của Công ty Vĩnh Hoàn ở châu Âu cũng nhận định, đơn hàng cá tra có thể tăng đột biến do các đơn hàng cá thịt trắng được gia công ở Trung Quốc như cá cod, cá pollock, haddock đang bị ách tắc. 

“Hiện tại không chỉ duy trì sản xuất bình thường mà chúng tôi còn chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho quý II và III để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh việc giá cá tăng mạnh khi có đột biến về đơn hàng, gây bất ổn cho ngành hàng. Đặc biệt trong 2 quý cuối năm là giai đoạn dễ thiếu nguyên liệu chế biến cá tra”, bà Tâm nói.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255


Hôm nayHôm nay : 44167

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 757189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70984504