Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, hiện chỉ tính riêng xã Hòa Lộc huyện Cái Bè đã có khoảng 20 hộ trồng xoài cát Hòa Lộc (diện tích 11ha) theo tiêu chuẩn VietGAP. Cho đến nay, ngoài thị trường Nhật Bản (xuất khẩu 50 – 100 tấn/năm), HTX Hòa Lộc, huyện Cái Bè đang tiếp tục mở rộng diện tích để xuất sang các thị trường Nga và Trung Quốc.
Tại Cần Giờ (TP.HCM), xoài cát Cần Giờ đến nay cũng bước đầu được chứng nhận VietGAP. Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp (Sở NNPTNT TP.HCM), mới đây Trung tâm đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho 23 hộ trồng xoài cát tại 2 xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Tổng diện tích trồng xoài ở 2 xã này khoảng 135 ha. Chất lượng trái tương đương các giống xoài cát được trồng ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long.
Cũng theo ông Phạm Thiết Hòa, thời gian tới, cùng với việc sản xuất đạt chuẩn VietGAP, trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu và logo xoài cát Cần Giờ, đồng thời cũng sẽ nghiên cứu đưa loại trái cây đặc sản này thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính khác.
Tại Hội nghị giao lưu các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, siêu thị và doanh nghiệp (DN) vừa diễn ra tại TP.HCM, nhiều nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp, nhà nông cho rằng, xoài cát Hòa Lộc cũng như xoài cát ở Nam bộ còn có nhiều tiềm năng thâm nhập vào các thị trường khó tính ở châu Âu, vì loại đặc sản trái cây Nam Bộ này đã thu hút một lượng lớn các tour du lịch nước ngoài từ năm 2010 đến miệt vườn.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn