18:33 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Được mùa cá nước ngọt, giá vịt giống tăng

Chủ nhật - 20/05/2018 20:54
Hiện, do thời tiết ổn định, nhiều địa phương trên cả nước đang được mùa cá nước ngọt; giá vịt giống cũng tăng cao

Yên Thành: Cá rô phi đạt sản lượng 20 tấn/ha

Yên Thành (Nghệ An)có nhiều diện tích mặt nước ao hồ, là tiềm năng để phát triển thủy sản, nhất là cá nước ngọt. Hiện, ngoài nuôi cá theo truyền thống, nông dân đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá sạch theo chuẩn VietGAP, đem lại thu nhập cao.

Theo ông Quý, để cá khỏe mạnh, đạt năng suất, chất lượng đồng đều, trước hết phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt, phòng bệnh cho cá bằng các chế phẩm sinh học và thường xuyên bổ sung vitamin C. Đặc biệt về nguồn nước, thức ăn, con giống phải đạt yêu cầu, đảm bảo khí oxy cho cá vào thời điểm nắng nóng hoặc thay đổi thời tiết.

Nếu tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, tỷ lệ cá giống sau khi ươm thả đạt tỷ lệ sống trên 70%; sau 5 tháng nuôi thả, trọng lượng đạt từ 0,5 kg/con. Theo tính toán của gia đình ông, mỗi ha mặt nước cho năng suất bình quân 20 tấn cá thương phẩm.

nan-181.jpg

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Tân Thành (Yên Thành) đầu tư đúng quy chuẩn, đảm bảo yếu tố môi trường.

Còn hộ ông Hồ Sỹ Sinh xóm Tân Trung, xã Tân Thành, 3 năm nay cũng nuôi cá sạch theo hướng VietGAP, trên diện tích mặt nước gần 2ha.

Ông Sinh đánh giá: Nuôi cá an toàn vệ sinh thực phẩm cho năng suất và lợi nhuận cao, đầu ra ổn định hơn cá truyền thống. Riêng năm ngoái, gia đình đã bán gần 80 tấn cá sạch, chất lượng đảm bảo, thịt chắc, thơm ngon, được thương lái từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh về thu mua tại ao với giá 30.000 - 31.000 đồng/kg. Dự kiến vụ thu hoạch tới, giá thực phẩm tăng, hy vọng sẽ có nguồn thu lớn hơn.

Với lợi thế là huyện đồng bằng bán sơn địa, toàn huyện có 1.684ha mặt nước ao hồ, chưa kể hệ thống nông giang tự chảy, kênh rạch thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt, nhất là những vùng sâu trũng và hồ đập. Chỉ tính riêng năm 2017, nghề nuôi cá nước ngọt ở Yên Thành đã cho tổng sản lượng gần 4.500 tấn cá các loại.

Qua đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện và kinh nghiệm của người nuôi, phát triển mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP đã giúp người chăn nuôi thay đổi tư duy để phát triển theo hướng bền vững. Nuôi thả theo phương pháp này, tỷ lệ cá sống cao, dịch bệnh ít, thời gian nuôi rút ngắn và giảm mức đầu tư, chi phí. Song điều quan trọng hơn đã giúp người dân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc tái tạo và nuôi trồng thủy sản.

Để phát huy tiềm năng, ngành Nông nghiệp huyện chỉ đạo các xã tập trung tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là các trang trại  gia trại đang nuôi cá truyền thống chuyển hướng sang chăn nuôi an toàn sinh học quy mô lớn, nhằm từng bước tạo chuỗi liên kết trong sản xuất thực phẩm sạch. Ngoài hỗ trợ của ngành chuyên môn về KHKT, huyện khuyến khích các hộ dân thành lập tổ hợp tác, giúp đỡ  nhau trong sản xuất, chăn nuôi và tìm đầu ra ổn định.

Phú Thọ: Vui sao cá nặng, lưới đầy

Nằm phía bắc của huyện Cẩm Khê với diện tích gần 900ha, dân số trên 8.000 người, từ lâu xã Tuy Lộc đã nổi tiếng với nghề nuôi trồng thủy sản.

p-t361.jpg

Vui được mùa cá ở Phú Thọ  

Với những diện tích đất lúa kém hiệu quả, nhiều hộ đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, tuy ban đầu chỉ theo quy mô nhỏ, tự cấp- tự túc nên chủ yếu giải quyết thực phẩm tại chỗ. Sau này khi có nghị quyết đưa thủy sản thành chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm, bà con dồn đổi ruộng đất để chuyên nuôi, thả cá theo quy mô lớn.

Đến Tuy Lộc hôm nay, người ta không còn thấy những ao nuôi bé như cái “chiếu nghỉ” giữa trời. Nhờ chuyển đổi hình thức thâm canh mà năng suất, sản lượng thủy sản đã góp phần đổi thay vùng quê chiêm trũng.

Vừa đi thăm những vuông ao, chúng tôi vừa nghe Chủ tịch UBND xã Trần Xuân Sanh giới thiệu: Hiện xã có trên 500 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích gần trăm hecta. Nghề nuôi cá ở Tuy Lộc phát triển đa dạng gồm cá giống, cá thịt, cá cảnh; kết hợp cả sản xuất và buôn bán cá các loại.

Đi cùng với sản xuất, lưu thông, trong địa bàn xã cũng hình thành các dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc phòng, trị bệnh cho tôm cá, ngư cụ làm nghề và buôn bán cá khá hoàn thiện. Do đó mà nhiều năm nay thủy sản ở Tuy Lộc đã góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Rời Tuy Lộc, chúng tôi qua Văn Khúc - xã có diện tích đồng chiêm trũng lớn nhất huyện Cẩm Khê. Những năm qua, nhờ chuyển đổi ruộng đất hiệu quả, toàn xã đã có trên 130ha nuôi cá truyền thống và trên 20ha nuôi tôm càng xanh với tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt trên 400 tấn. Ông Đặng Văn Được, xóm Đình chia sẻ: Chủ trương của xã là quy hoạch vùng đất trũng, chỉ sản xuất được một vụ lúa sang nuôi thủy sản theo hướng một lúa một cá, đồng thời phát triển các mô hình nuôi cá giống, nuôi tôm càng xanh, góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chúng tôi về Sơn Thủy - xã miền núi nằm về phía Tây Nam của huyện Thanh Thủy đúng vào dịp nắng nóng đầu mùa. Dọc 2 bên đường dẫn vào xã nhiều ngôi nhà mới cao tầng mọc lên, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Những cánh đồng trắng nước khi xưa giờ đã được quy hoạch thành các khu nuôi trồng thủy sản với hệ thống kè bờ chắc chắn. Sơn Thủy là xã có tới 90% đồng bào theo đạo Thiên chúa. Người dân nơi đây bao đời nay sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, chục năm trở lại đây khai thác thế mạnh của vùng đồng chiêm trũng, chính quyền địa phương đã khuyến khích nhân dân đầu tư nuôi trồng thủy sản. Hiện xã có hơn 200ha mặt nước chuyên nuôi thả cá và trên 200ha sản xuất một vụ lúa một vụ cá.

Nhiều gia đình nuôi cá kết hợp với nuôi lợn, thủy cầm cho thu nhập khá, đạt trung bình 150- 200 triệu đồng/năm như hộ ông Nguyễn Bá Chính, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Minh Tiến...

Là huyện nông thôn mới của tỉnh, Lâm Thao không chỉ là vựa lúa mà nuôi trồng thủy sản cũng khá phát triển. Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Trung Thành xã Xuân Huy, đúng ngày quây lưới, tát ao thu hoạch cá.  Ông Thành cho biết, gia đình nào trong xã thu hoạch cá đều là ngày hội của cả xóm, bởi mọi người sẽ đến trợ giúp trong việc tát ao, giăng lưới, bắt và phân loại cá trước khi thương lái đến thu mua.

Bà Trần Thị Thu Hưởng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Khê cho biết: Hiện, Cẩm Khê chiếm khoảng 20% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Từ chỗ chỉ nuôi truyền thống bằng thức ăn tự nhiên, thông qua mô hình khuyến ngư, nay người dân đã biết nuôi thâm canh cá ao cho năng suất từ 8 - 10 tấn/ha.

Năm 2017, tổng diện tích thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 10.000ha, trong đó diện tích chuyên nuôi hơn 50%; diện tích còn lại nuôi trong hồ chứa, ruộng 1 vụ, lồng nuôi trên sông và hồ chứa… với tổng sản lượng thủy sản đạt trên 34.000 tấn.

Giá vịt giống tăng cao

Theo kinh nghiệm của những người làm nghề sản xuất con giống (ấp trứng vịt), mùa vịt bắt đầu từ tháng Giêng, tháng Hai (Âm lịch) và kéo dài cho đến tháng 4. Thời gian này, do nông dân vào vịt nhiều nên việc sản xuất con giống thuận lợi. Mặt khác, nhu cầu thị trường tăng cao kéo giá vịt giống tăng từ 20- 30% khiến nhiều hộ sản xuất con giống có thêm thu nhập.

v-p-999.png

Hiện, giá vịt giống ở Yên Lạc đang tăng cao

Tất bật xếp từng quả trứng vịt vào khay để kịp đưa vào các lò ấp, anh Dương Văn Minh, thôn Giã Bàng 1, xã Tề Lỗ (Yên Lạc) cho biết: "Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, người nông dân vào vịt nhiều để đến vụ thu hoạch lúa Chiêm Xuân (tháng 5 và 6) vịt kịp trưởng thành.

Vào mùa vịt, trang trại của gia đình anh Dương Văn Minh (Tề Lỗ, Yên Lạc) cung ứng cho thị trường khoảng hơn 2 nghìn con vịt giống/ngày

Do đó, vào mùa vịt, trang trại của gia đình tôi cung ứng cho thị trường khoảng hơn 2 nghìn con vịt giống/ngày. Nhu cầu tăng cao nên giá vịt giống đang dao động từ 8.000- 8.500 đồng/con, tăng khoảng 1-2 nghìn đồng/con so với dịp trước Tết Nguyên đán.

Con giống ra lò đến đâu, thương lái, nông dân thu mua hết đến đó. Ngoài phục vụ tại địa phương, sản phẩm của gia đình còn được đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hải Dương, Tuyên Quang, Phú Thọ..."

Cũng theo anh Minh, gia đình anh có hơn 20 năm làm nghề sản xuất con giống nên quy mô chăn nuôi vịt sinh sản tương đối lớn. Anh là thế hệ thứ 3 trong gia đình đang duy trì và kế thừa nghề sản xuất con giống từ cha, ông.

Hiện nay, gia đình anh có khoảng 3,5 mẫu đất trũng để nuôi, thả 5 nghìn vịt bố mẹ, mỗi ngày thu hoạch được hơn 3 nghìn quả trứng vịt. Để phục vụ việc sản xuất con giống, gia đình anh đã đầu tư 10 lò ấp trứng (công suất khoảng 12 nghìn trứng/lò) trị giá hàng trăm triệu đồng. Nhờ tạo dựng được thương hiệu, uy tín trong sản xuất, kinh doanh con giống nên gia đình anh Minh luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều hộ chăn nuôi.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình về nghề ấp trứng vịt, anh Minh cho biết: "Yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng con giống tốt đó là khâu lựa chọn, chăm sóc vịt bố mẹ. Do đó, hàng chục năm nay, gia đình tôi đã đầu tư khá nhiều tiền để xây dựng hệ thống chuồng trại, ao nuôi chăn thả vịt bố mẹ.

Trứng thu hoạch được đến đâu, gia đình cho ấp đến đó, tuyệt đối không nhập thêm trứng ở ngoài thị trường. Trong khâu chăn nuôi, phải quan tâm, chú trọng công tác tiêm phòng dịch, thực hiện đầy đủ các mũi tiêm quan trong như viêm gan, tụ huyết trùng và cúm H5N1..."

Anh Nguyễn Văn Cường, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường) cho biết: "Từ 2- 3 năm trở lại đây tôi đều đến trang trại của anh Dương Văn Minh mua con giống về nuôi. Tôi đánh giá cao chất lượng con giống ở trang trại này bởi vịt nuôi phát triển tốt và ít bị dịch bệnh".

Với giá trứng cao và ổn định, từ đầu năm đến nay, lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh con giống ở trang trại của anh Dương Văn Minh đạt khoảng 3 triệu đồng/ngày (đã trừ chi phí). Không những có hiệu quả kinh tế cao, trang trại của anh Minh còn tạo việc làm cho 5 lao động địa phương.

Chị Nguyễn Thị Hoa, cán bộ thú y xã Tề Lỗ cho biết: Hiện nay, toàn xã có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất con giống quy mô trang trại. Hiệu quả kinh tế từ các mô hình đạt từ 300- 600 triệu đồng/năm nên đây là một trong những nghề được người nông dân gây dựng, duy trì hàng chục năm nay.

Để làm tốt công tác phòng dịch, địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân đăng ký và thực hiện tốt lịch tiêm phòng (2 lần/năm) và khử trùng tiêu độc. Nhờ làm tốt công tác phòng dịch nên đàn gia cầm ở các trang trại phát triển tốt, tăng đều về số lượng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm cho địa phương.

 An Như (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779276

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71006591