03:42 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

EAEU có hiệu lực: Cơ hội “vàng” của xuất khẩu thủy sản

Thứ bảy - 29/10/2016 09:04
Kể từ ngày 05/10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) gồm các nước Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan chính thức có hiệu lực với mức thuế suất nhiều mặt hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang EAEU bằng 0%. Đây là cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp XK Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp thủy sản được xem là có nhiều lợi thế nhất để thúc đẩy XK sang thị trường truyền thống và tiềm năng với hơn 183 triệu dân này.

Doanh nghiệp thủy sản được xem là có nhiều lợi thế trong XK sang thị trường EAEU.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã XK thủy sản sang EAEU. Tuy nhiên, thuế suất xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam sang EAEU trước khi Hiệp định FTA Việt Nam-EAEU được ký kết lên tới 35%. Hiện nay, mức thuế này được hạ xuống mức 0% nên đây là lợi thế rất lớn của thủy sản Việt Nam khi xuất sang thị trường này so với các nước khác.

Theo nội dung ký kết FTA giữa Việt Nam với EAEU, hai bên cam kết mở cửa thị trường với 9.927 dòng thuế (87,4-95,7%), còn lại 1.433 dòng thuế (12,6-4,3%) không cam kết mở cửa thị trường. Đối với ngành thuỷ sản, với 95% số mặt hàng mở cửa hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xoá bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh XK. Cụ thể, thuế XK thủy sản được giảm ngay về 0% từ mức 5,63% hiện nay. Mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) trung bình của Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đối với thủy sản hiện nay là 10% cũng được giảm về 0%.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị XK thủy sản chính ngạch của Việt Nam sang thị trường Liên minh Kinh tế Á - Âu  năm 2015 chỉ đạt 84,71 triệu USD. Trong đó, XK sang Liên bang Nga là 84.268.789 USD (giảm 20,7% so với năm 2014), XK sang Belarus 439.546 USD (giảm 87,4%), XK sang Kazakhstan giảm 100%. Còn theo số liệu của ngành Hải quan, 8 tháng năm 2016, XK thủy sản sang thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu đạt 51,87 triệu USD. Trong đó, XK sang Liên bang Nga 51.557.817 USD (tăng 4,1%), sang Belarus 310.053 USD (giảm 11,9%), sang Kazakhstan 3.217 USD...

Tuy nhiên, do ngành thủy sản của Việt Nam hiện nay cũng đã nhập khẩu tương đối nhiều nguyên liệu để chế biến nên để vận dụng được ưu đãi về thuế, doanh nghiệp cần chú ý đáp ứng tỷ lệ hàm lượng xuất xứ theo quy định (nguyên liệu chế biến của các sản phẩm nông nghiệp phải là nguyên liệu nội khối, chẳng hạn nguyên liệu phục vụ chế biến cá ngừ, tôm và một số loại thủy sản đóng hộp khác phải đáp ứng hàm lượng nội địa 40%). Trong thị trường EAEU, Việt Nam chỉ nhập khẩu thủy sản từ Liên bang Nga. Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản chính ngạch của Việt Nam từ Liên bang Nga trong năm 2015 đạt 36,46 triệu USD tăng 12,3% so với năm 2014. Còn trong 8 tháng năm 2016, nhập khẩu thủy sản (cá các loại, cua, ghẹ và giáp xác khác) từ Liên bang Nga đạt 16,02 triệu USD (giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2015).

Hiện nay, các nước thuộc EAEU, trong đó có Liên bang Nga là thị trường XK hàng hóa truyền thống và tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này còn gặp nhiều vướng mắc, cản trở. Cụ thể, các doanh nghiệp muốn XK sản phẩm cá khô sang EAEU (trong đó có Liên bang Nga) đều rất khó vì Liên bang Nga không đồng ý với chứng nhận của cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp mà các doanh nghiệp phải đáp ứng được quy định riêng của thị trường này. Bên cạnh đó, hoạt động XK cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam sang Liên bang Nga cũng gặp khó khăn do cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga giới hạn danh sách doanh nghiệp Việt Nam được XK sang thị trường này.

Trước tình hình này, VASEP và các doanh nghiệp thủy sản đang đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT có biện pháp tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính. Đồng thời đề nghị phía EAEU đồng ý với chứng nhận của cơ quan thẩm quyền Việt Nam để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội XK sang thị trường này.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), EAEU được dự báo là thị trường XK tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc FTA giữa Việt Nam - EAEU có hiệu lực đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới. Để tận dụng hiệu quả lợi ích mà hiệp định mang lại, không còn cách nào khác là, mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến lược, giải pháp mới trong việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Trước hết, các doanh nghiệp phải xác định rõ lợi thế của mình và định vị được ngành hàng, sau đó tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh để có bước đi vững chắc vào thị trường EAEU.

Theo tính toán của Ủy ban kinh tế Á-Âu, việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa EAEU với Việt Nam có thể làm tăng kim ngạch song phương từ 4 tỷ USD hiện tại lên 8-10 tỷ USD trong tương lai. Theo thống kê từ Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nay có 938 doanh nghiệp tham gia XK sang Liên minh Kinh tế Á- Âu; trong đó có khoảng 200 doanh nghiệp có kim ngạch lớn, chiếm 90% tổng XK, chủ yếu tập trung vào các ngành hàng: thủy sản, cà phê, cao su, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dệt may, giày dép, gỗ, bánh kẹo các loại…; số doanh nghiệp còn lại tham gia XK nhưng kim ngạch không đáng kể. Rõ ràng, Hiệp định FTA với EAEU có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội “vàng” với các mặt hàng XK thế mạnh của Việt Nam. Song, kèm theo đó là không ít thách thức với các doanh nghiệp, bởi sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nhập khẩu từ chính EAEU để đứng vững trên “sân nhà”.

Để tận dụng hiệu quả lợi ích mà hiệp định mang lại, không còn cách nào khác là mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến lược, giải pháp mới trong việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Trước hết,  doanh nghiệp phải xác định rõ về lợi thế của mình và định vị được ngành hàng, sau đó tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh để có bước đi vững chắc vào thị trường EAEU.

Việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa EAEU với Việt Nam có thể làm tăng kim ngạch song phương từ 4 tỷ USD hiện tại lên 8-10 tỷ USD trong tương lai.

Thành Công/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: việt nam

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 31844

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 852082

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71079397