12:22 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia cầm Trung Quốc đang gặp khó?

Thứ ba - 24/05/2016 03:52
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, 2016 sẽ tiếp tục là một năm ảm đạm với ngành gia cầm Trung Quốc, biểu hiện ở sự sụt giảm mạnh về sản lượng thịt.

Bí nguồn cung giống lông trắng

Nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành gia cầm bị bó hẹp sau khi dịch cúm gia cầm bùng nổ tại một số nước. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt gia cầm sống từ Mỹ, trong khi Mỹ lại là nhà cung cấp chính mặt hàng gà bố mẹ (gà lông trắng) chiếm 85% thị phần thịt gia cầm của Trung Quốc. Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu gà Pháp với lý do tương tự.

Với nguồn cung gà bố mẹ quá ít ỏi từ New Zealand và một vài nhà cung cấp khác, thì ngành gia cầm Trung Quốc đang đối mặt không ít khó khăn trong việc tăng đàn gà lông trắng. Sự thiếu hụt trữ lượng thịt cũng như sản lượng thịt gia cầm là điều khó tránh. Theo thống kê, sau khi cấm nhập khẩu gà bố mẹ từ Mỹ vào đầu năm 2015, thì trữ lượng gà thịt của Trung Quốc đã giảm 7,4% trong 8 tháng, từ mức 1.400 triệu đầu con vào tháng 5/2015 xuống 1.297 triệu đầu con vào tháng 1/2016.

gia cầm trung quốc đang gặp khó - chăn nuôi

Gà lông màu yếu thế

Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trữ lượng gà truyền thống của Trung Quốc (gà lông màu) tiếp tục tăng trong năm 2016 nhưng cũng chỉ có thể bù 10% sự thiếu hụt thịt gà trên thị trường. Nhìn chung, sản lượng thịt gà năm 2016 dự báo tụt giảm mạnh 5,2% xuống mức 12,7 triệu tấn. Tại Trung Quốc, gà lông màu không được chuộng nuôi do tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là 2,5; đối lập với mức 1,8 của gà lông trắng, thời gian nuôi dài 20 - 30 ngày mới trưởng thành và thường có trọng lượng nhỏ hơn gà lông trắng. 

Thực tế, thịt gà lông trắng đông lạnh thường nhạt nhẽo, không thể sáng bằng thịt gà màu giết mổ trực tiếp ngoài chợ. Rất nhiều siêu thị hạn chế hoặc thu hẹp quầy thực phẩm đông lạnh (nhất là thịt gà trắng đông lạnh). Thế nhưng, theo USDA, sự thay đổi cơ cấu sản xuất tại Trung Quốc như ngừng hoạt động của nhiều nhà máy chế biến để chuyển sản xuất sang những nước có chi phí đầu vào thấp hơn, đã làm giảm một lượng cầu nội địa tương đối lớn với các mặt hàng thịt gà lông trắng giá rẻ.

Tuy nhiên, thịt gà lông màu cũng gặp phải không ít vướng mắc ngay tại thị trường nội địa. Nhiều chợ địa phương, nơi thịt gà được bán trực tiếp sau giết mổ bị đóng cửa vì nhà chức trách lo ngại sự lây lan dịch cúm, đặc biệt vào mùa tiêu thụ cao điểm vài tháng trước ngày lễ Tết Nguyên đán. Về lâu dài, thị trường thịt gà màu cũng khó chống đỡ và suy yếu dần, đặc biệt khi chính phủ còn muốn đóng cửa các lò giết mổ gà sống trong chiến dịch đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn dịch cúm lây lan sang người.

gà trung quốc đang gặp khó - chăn nuôi

Trữ lượng gia cầm Trung Quốc

Giải pháp nào?

Để giải cứu thị trường, Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn thịt gà giá rẻ từ Brazil. Dự kiến lượng nhập khẩu gà thịt sẽ tăng 48,2%; từ 270.000 tấn năm 2015 lên 400.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên, khi đồng Real của Brazil mất giá hơn nhiều so với đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, thì sự sụt giảm của giá gà nhập khẩu đồng nghĩa có thể nhập khẩu sẽ vượt qua mức dự báo.

Trước Tết Nguyên đán, lượng thịt gà tung ra thị trường đã giảm 4,3% so năm ngoái, còn nhu cầu tiêu thụ giảm với tốc độ mạnh hơn khiến giá gà tươi sống giảm 11,7% so giá tháng 1/2015. Giá thấp ảnh hưởng tới lợi nhuận. Theo dữ liệu gia súc gia cầm của eFeedLink, lợi nhuận cận biên gà thịt lông trắng đã giảm xuống 16 RMB/kg (0,03 USD/kg). Chỉ có gà lông màu, chiếm 1/5 sản lượng thịt gia cầm có mức lợi nhuận cận biên giảm không đáng kể 1,6 RMB/kg, tương đương 0,25 USD/kg.

Những yếu tố này đã dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn đó là điều gì sẽ xảy ra với những sản phẩm thịt tiềm năng tại Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích đã kỳ vọng rằng sản lượng sẽ tăng 3 - 5% mỗi năm, và vượt xa tiêu thụ thịt đỏ.

Theo USDA, từ 2012 - 2016, tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc đã tăng 6,1%, tiêu thụ thịt bò tăng 11,5%, gia cầm giảm 6,2% so cùng kỳ năm ngoái. Trong khi suy thoái của nền kinh tế, dịch bệnh và các vụ bê bối an toàn thực cản trở sự phát triển ngành gia cầm thì các ngành thịt đỏ lại vượt qua được những thách thức này. Đã đến lúc mọi người dân Trung Quốc, chuyên gia phân tích kinh tế nông nghiệp tới chính phủ cần những chiến lược dài hơi và nghiêm túc để vực dậy ngành gia cầm Trung Quốc – từng ở vị thế dẫn đầu thế giới. 

>> Xuất khẩu thịt gà Trung Quốc trong năm 2015 chỉ đạt 400.000 tấn, giảm 7%, tương đương 30.000 tấn so với 2014. Dự kiến, xuất khẩu thịt gà năm 2016 sẽ giảm tiếp 5%, tương đương 380.000 tấn và Trung Quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu ròng mặt hàng thịt gia cầm liên tiếp kể từ năm 2010.

 
 

Minh Tuấn

Theo eFeedLink


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264559

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73311530