13:09 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá điện chính thức tăng thêm 144 đồng/kWh từ 20/3

Thứ sáu - 22/03/2019 11:48
Mức giá mới sau khi điều chỉnh là 1.864,44 đồng/kWh.

Theo đó, giá điện tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia theo 6 bậc thang, thấp nhất 1.678 đồng một kWh và cao nhất 2.927 đồng một kWh. Cùng với giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn với hộ tiêu dùng, thấp nhất 1.646 đồng một kWh cho số điện từ 0 đến 50 kWh và cao nhất 2.871 đồng cho hộ dùng trên 400 kWh.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo mức giá mới sau khi giá điện được điều chỉnh

Trả lời báo chí tại buổi công bố thông tin, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, với việc điều chỉnh tăng thêm 8,36%, khách hàng là hộ gia đình sử dụng dưới 50kWh sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 đồng; khách hàng sử dụng 50-100kWh sẽ phải trả thêm khoảng 14.000 đồng; từ 100-200kWh phải trả thêm 31.000 đồng; 200-300kWh phải trả thêm trung bình khoảng 53.000 đồng.

"Tuy nhiên, có một đặc điểm là khách hàng sử dụng điện ở mức thấp chiếm tỷ lệ rất cao. Thống kê cho thấy, sơ bộ trong khoảng 25 triệu khách hàng sinh hoạt trong đó dưới 100kWh vẫn chiếm đa số (chiếm 35,6%), trong khi lượng dùng trên 300 kWh/tháng chỉ chiếm 15% và trên 400 kWh/tháng chỉ 7,9%", Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết.

Cùng với đó, đối với các hộ dùng điện nhiều cho kinh doanh, bình quân mỗi khách hàng phải trả thêm 500.000 đồng/khách hàng.

Về tác động tới hộ sản xuất, hiện cả nước có khoảng 1,413 triệu hộ sản xuất, mỗi hộ trả bình quân tiền điện hàng tháng là 12,9 triệu đồng, mức tăng thêm vào khoảng 869.000 đồng/khách hàng sản xuất. 

Liên quan đến số tiền EVN thu được từ việc điều chỉnh tăng thêm 8,36% giá điện lần này, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, EVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện từ ngày 20/3. Toàn bộ số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các đối tác cung cấp khí, than, nhà máy điện bán cho EVN... đáng lý phải trả cách đây 2 năm nhưng đã bị treo lại.

Chia sẻ thêm về cơ sở tăng giá điện lần này, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, giá điện tăng 8,36% trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát các thông số đầu vào ở tất cả khâu, phân bổ chênh lệch tỷ giá còn treo... tính toán giá điện 2019. "Phương án giá điện đã được xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau, trong đó có kịch bản tăng 8,36%. Mức điều chỉnh này cũng đã nhận được sự đồng ý về chủ trương của Chính phủ” ông Tuấn cho biết thêm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực 

Trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được xây dựng theo cơ cấu biểu giá tại Quyết định 28/2014. Do cơ cấu tiêu thụ điện thay đổi, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được điều chỉnh +- 2% so với tỷ lệ được quy định.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai thực hiện tổ chức công bố công khai và thực hiện việc điều chỉnh giá điện đến tất cả các hộ sử dụng điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ về tổ chức, quản lý, đầu tư hiện đại hóa công nghệ phát triển nguồn và lưới điện, kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí và áp dụng các giải pháp để giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí thường xuyên.

Tổ chức triển khai đầy đủ, đồng bộ và phổ biến cho các đơn vị trực thuộc các nội dung của Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2018. Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các cơ chế giá điện, cơ chế khuyến khích tài chính phù hợp với các chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện được duyệt, báo cáo Bộ Công Thương xem xét quyết định.

Quyên Lưu
http://www.moit.gov.vn/
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1285393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72968102