01:38 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá gạo có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới

Thứ tư - 06/04/2016 22:16
Trong chu kỳ cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, hoạt động giao dịch mặt hàng gạo ở Việt Nam và Thái Lan đã có xu hướng giảm nhiệt dần, tuy nhiên sức nóng vẫn còn “hun đúc” do nguy cơ đối mặt với hạn hán nghiêm trọng ngày càng gia tăng, khiến cho sức ép vẫn không ngừng tăng lên đối với nguồn cung.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giá gạo đã giảm nhẹ

Do tình hình hạn và xâm nhập mặn đã làm thiệt hại 58.250 ha lúa Đông Xuân 2015-2016 làm sụt giảm khoảng 250 ngàn tấn lúa; Trong đó, có khả năng sẽ thiệt hại trên 70% với diện tích là 23.379 ha, gây sụt giảm 160 ngàn tấn lúa. Còn thiệt hại từ 30 – 70% với diện tích là 26.755 ha gây sụt giảm 92 ngàn tấn lúa.

Chính vì nguy cơ như vậy nên giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong cuối tháng 3 vừa qua vẫn giữ ở mức 308 – 390 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn), trong khi gạo cùng loại của Thái Lan giảm nhẹ xuống 365 – 375 USD/tấn (FOB Băng Cốc), so với 370 – 380 USD/tấn tuần trước.

Còn gạo 25% tấm của Thái Lan ổn định ở mức 355 – 365 USD/tấn, gạo cùng loại của Việt Nam vừa mới giảm xuống còn 360 – 370 USD/tấn vào ngày 30/3, so với 365 - 375 USD/tấn tuần trước. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sở dĩ đứng ở mức cao do nguồn cung bị thắt chặt khi thương lái và nông dân găm hàng không bán ra trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn vẫn hoành hành. Hiện nay, hạn, mặn đã ảnh hưởng đến 160.000 ha lúa Đông Xuân ở khu vực ĐBSCL, tương đương 10% tổng diện tích lúa gieo cấy.

Tại Việt Nam, diện tích Đông Xuân xuống giống sớm từ tháng 10 dương lịch chiếm 265.746 ha (tăng 85.695 ha so với cùng kỳ), đây là diện tích được khuyến cáo chủ động xuống giống sớm để né tránh hạn, mặn cuối vụ. Tuy nhiên, nhiệt độ cao vào giai đoạn đòng trỗ đã làm thời gian sinh trưởng cây lúa ngắn hơn từ 3- 5 ngày và làm giảm sự tích lũy chất khô của cây lúa nên năng suất thấp hơn năng suất bình quân khoảng 0,2 tấn/ha, gây sụt giảm khoảng 53 ngàn tấn lúa. Bên cạnh đó, do hạn hán và xâm nhập mặn không xuống giống được khoảng 11 ngàn ha lúa, tương đương giảm sản lượng khoảng 75 ngàn tấn, (diện tích không xuống giống đã chuyển đổi sang trồng cây màu Đông Xuân 2015-2016 ước đạt 8.000 ha). Tuy nhiên, điều may mắn là trong năm 2015-2016 tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi việc thống kê một phần diện tích sản xuất lúa Thu Đông sang vụ lúa Đông Xuân, do vậy diện tích có tăng hơn hàng năm khoảng 36.500 ha và sản lượng lúa Đông Xuân 2015- 2016 và tăng 188.000 tấn lúa. Chính vì vậy, sản lượng sụt giảm thực sự của lúa Đông Xuân 2015 - 2016 so Đông Xuân 2014-2015 chỉ vào khoảng 378 ngàn tấn.

Căn cứ vào số liệu tổng hợp từ báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể được dự kiến như sau:

   Bảng Dự kiến sản lượng lúa, gạo hàng hóa
các tháng đầu năm 2016 vùng ĐBSCL

Thời gian
thu hoạch

Diện tích
(ha)

Năng
suất (tấn/ha)

Sản lượng
lúa (tấn)

SL lúa
tiêu thụ
trong nước

SL lúa
hàng hóa
(tấn)

SL gạo
hàng hóa
XK (tấn)

Lúa Mùa
(2015-2016)

30.000

4,80

144.000

 

144.000

72.000

Đông Xuân
2015-2016

1.590.000

6,88

10.935.600

3.320.000

7.615.600

3.807.800

Tháng 1/2016

220.000

6,80

1.496.000

830.000

666.000

333.000

Tháng 2

650.000

6,84

4.446.000

830.000

3.616.000

1.808.000

Tháng 3

580.000

6,92

4.013.600

830.000

3.183.600

1.591.800

Tháng 4

140.000

7,00

980.000

830.000

150.000

75.000

Tổng

1.620.000

 

11.079.600

3.320.000

7.759.600

3.879.800

Giá gạo sẽ tăng trong thời gian tới?

Theo các chuyên gia, mặc dù giá gạo Thái Lan có giảm nhẹ nhưng mức giảm không nhiều do nước này cũng đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước tồi tệ nhất trong hai thập kỷ qua, trong khi biến động tỷ giá bạt Thái/đô la Mỹ lại tăng, bạt Thái đã mất giá xuống còn 35,44 bạt/USD, so với 35,1 bạt/USD. Cho nên sự giảm giá này được đồn đoán là do nguyên nhân không có giao dịch nào được ký kết với các nhà nhập khẩu nước ngoài ở Thái Lan trong suốt tuần cuối cùng của tháng 3.

Cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan niên vụ 2015/2016 sẽ đạt khoảng 8 triệu tấn, giảm so với 9,8 triệu tấn niên vụ 2014/2015 và giảm đáng kể so với 10 triệu tấn ước tính chính thức của USDA do nguồn cung gạo trắng và gạo đồ vụ mới bị thắt chặt, cũng như nhu cầu của thị trường châu Phi ảm đạm. USDA Post cũng dự đoán việc xả bán lượng gạo lưu kho sẽ chậm lại trong những tháng tới. Xuất khẩu bình quân của Thái Lan trong 8 tháng tới ước đạt 600.000 - 700.000 tấn, so với 1 triệu tấn trong tháng 1/2016. Tuy nhiên, theo USDA Post, xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tăng lên trong quý IV/2016 khi nguồn cung gạo trắng vụ mới được đưa ra thị trường. Theo ước tính của USDA Post, xuất khẩu gạo của Thái Lan niên vụ 2016/2017 sẽ tăng lên 10 triệu tấn do nguồn cung gạo trắng và gạo đồ tăng lên cũng như việc chính phủ tăng cường xả bán lượng gạo lưu kho.

Xét từ sản lượng gạo sẽ thu được từ Việt Nam và Thái Lan, các chuyên gia cho rằng trong thời gian tới giá gạo thật khó “đoán lường” nhưng xu hướng chung là chưa tăng mạnh trong ngắn hạn, bởi hiện nay chính phủ In-đô-nê-xia đã khởi động chương trình thu mua lúa gạo nhằm ổn định giá lúa. Theo đó, Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) sẽ thu mua lúa trực tiếp từ nông dân nhằm cắt giảm các khâu trong chuỗi phân phối cũng như giảm sự tham gia của “đầu nậu”. Với việc Bulog mua lúa trực tiếp, nông dân sẽ có động lực để mở rộng diện tích gieo cấy và giúp tăng sản lượng lúa gạo. Hiện tại giá lúa nông dân In-đô-nê-xia bán ra chỉ là 3.700 Rupiah/kg (289 USD/tấn) và đầu lậu được hưởng lợi lớn khi mua lúa của nông dân với giá thấp hơn nhiều so với 4.600 Rupiah/kg (360 USD/tấn) giá tham chiếu của chính phủ (HPP). Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo bán lẻ tại In-đô-nê-xia liên tục tăng kể từ tháng 9/2015 và đứng ở 10,89 triệu Rupiah/tấn (810 USD/tấn) trong tháng 2/2016.

Tuy nhiên, về lâu dài, giá lúa gạo có khả năng tăng mạnh do Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tiếp diễn khiến nhiều nông dân găm hàng chưa vội bán ra nên nguồn cung lúa hàng hóa tương đối khan hiếm. Trong một tháng qua, nông dân ĐBSCL gánh chịu nhiều thiệt hại do hạn, mặn gây ra, việc giá lúa tăng vào thời điểm này xem như phần nào an ủi người nông dân. So với hồi cuối tháng 2, giá lúa tăng trên 6.000 đ/kg tại Thốt Nốt, Cờ Đỏ (Cần Thơ) như hiện nay đã cao hơn 1.000 đ/kg, và cao hơn tới 2.000 đ/kg so với cuối tháng 1. Đây là mức giá cao nhất từ đầu vụ đến nay tại Cần Thơ.

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL tuần qua diễn biến cụ thể như sau: tại An Giang, lúa tươi IR 50404 giữ ổn định ở mức 5.100 đ/kg; lúa OM 2514 tăng từ 5.100 đ/kg lên 5.200 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 tăng từ 4.800 đ/kg lên 5.000 đ/kg; lúa khô ổn định ở mức 5.700 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa tươi tăng từ 4.800 – 5.200 đ/kg lên 5.000 – 5.400 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa dài tăng từ 6.100 đ/kg lên 6.300 đ/kg.

Qua phân tích của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lúa gạo vùng ĐBSCL gần đây tăng cao do 6 nguyên nhân chính: (1) Tình hình xuất khẩu gạo của nước ta có chuyển biến tốt; (2) diễn biến phức tạp và thiệt hại trong sản xuất lúa do El Nino và hạn, mặn cùng với những thông tin dồn dập của truyền thông đã tác động đến tâm lý nên từ nông dân, thương lái, doanh nghiệp muốn dự trữ lúa gạo lại chờ giá lên; (3) có tin đồn chưa chính xác về Tổng công ty Lương thực Miền Nam (VinaFood 2) đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng không công bố; (4) có tình trạng đầu cơ lúa gạo; (5) thị trường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng; và (6) các cơ quan dự trữ Quốc gia triển khai mua 180.000 tấn gạo trong quý 3 năm nay. Trong 6 nguyên nhân trên, việc nước ta có nhiều các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết từ năm 2015 có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên. Bởi khi hạt gạo xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới sẽ đem lại giá trị cao, khoảng cách giữa “cung và cầu” gần nhau, sẽ đẩy mức giá lên. Do đó, VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trong nước tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo theo hướng xuất khẩu.

Theo dự báo, diện tích lúa hè - thu có thể giảm thêm nhiều do ảnh hưởng hạn mặn tới đây. Trong khi, các thông tin về số lượng gạo bán buôn qua thị trường Trung Quốc ngày càng gia tăng. Việt Nam những năm gần đây xuất khẩu và bán buôn ra nước ngoài dao động từ 6 - 8 triệu tấn gạo/năm, chiếm khoảng 20% giao dịch gạo trên thế giới. Nhìn tổng thể, các thông tin về thiệt hại nghiêm trọng của sản xuất lúa ở ĐBSCL sẽ có tác động đến giá gạo và thị trường trên thế giới.

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3/2016 ước đạt 629 nghìn tấn với giá trị đạt 274 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,59 triệu tấn và 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 2 tháng đầu năm, In-đô-nê-xia vươn lên là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với thị phần đạt 31,42%, với khối lượng 330,3 nghìn tấn và 131,01 triệu USD, tăng 213,1 lần về khối lượng và 196,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc, đứng vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 17,15% thị phần, 160,69 triệu tấn tương đương 71,5 triệu USD, tăng 39,2% về khối lượng và tăng 53,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Phi-lip-pin tăng hơn 11 lần về khối lượng và giá trị, đứng thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 13,75% thị phần; thị trường Ma-lai-xia tăng 51,49% về khối lượng và tăng 49,27% về giá trị; thị trường Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 42,27% về khối lượng và tăng 23,85% về giá trị. Các thị trường có sự giảm lớn là Bờ Biển Ngà (giảm 25,19% về khối lượng và giảm 8,04% về giá trị), Sing-ga-po (giảm 20,1% về khối lượng và giảm 21,8% về giá trị).

 

Nguồn :

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 82


Hôm nayHôm nay : 18332

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90461

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73137432