01:09 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá gạo thị trường Philippines tăng cao: Coi chừng bán gạo giá hớ

Thứ ba - 08/07/2014 05:13
Chỉ mua gạo của Việt Nam với giá chưa đầy 440 USD/tấn (giao tận kho), song các nhà nhập khẩu và phân phối gạo của Philippines lại bán ra thị trường nước này với giá tới hơn 900 USD/tấn. Điều này đã cảnh báo về việc các doanh nghiệp Việt Nam bán hớ gạo, nhất là khi nhu cầu của Philippines vẫn còn rất cao.
Philippines đang có nhu cầu nhập khẩu gạo mạnh từ Việt Nam.

Philippines đang có nhu cầu nhập khẩu gạo mạnh từ Việt Nam.

Giá gạo Philippines tăng chóng mặt

Theo số liệu được công bố chính thức trên website của Chính phủ Philippines, giá gạo tại thị trường nội địa nước này hiện đang ở mức 37,02 peso/kg (tương đương 844 USD/tấn) và Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) dự đoán giá sẽ tăng 2 peso/kg (khoảng 5%) lên mức 39,02P/kg trong thời kỳ giáp hạt (tháng 8). Cũng theo cơ quan này, dự trữ gạo của Philippines hiện đứng ở mức 73 ngày tiêu thụ và điều này đồng nghĩa, Philippines không thiếu gạo. Lý do tăng giá gạo được nhận định là các doanh nghiệp nước này đang tăng đầu cơ tích trữ để kiểm soát thị trường bán lẻ nội địa.

Tuy nhiên, bất chấp những phát biểu mang tính trấn an của NFA, giá gạo trên thị trường Philippines ngay trong những ngày này đã vượt qua cả dự đoán của NFA khi thường xuyên đứng ở mức 40 peso /kg (tức 909 USD/tấn).

Trước tình hình căng thẳng về nguồn cung, cuối tháng 11.2013, NFA đã nhập khẩu 500.000 tấn gạo của Việt Nam và hàng được giao tới Philippines từ tháng 12.2013 đến tháng 3.2014. Tuy nhiên, 500.000 tấn này chưa đủ giải cơn khát gạo của thị trường, nên ngay sau khi vừa kết thúc hợp đồng này, NFA đã phải tổ chức đấu thầu nhập khẩu gấp 800.000 tấn gạo vào ngày 15.4 vừa qua.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, vậy thực tế liệu giá gạo ở Philippines có phải tăng do đầu cơ? Câu trả lời đã có một cách rất nhanh chóng, khi ngày 23.6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Kinh tế Philippines, ông Arsenio Balisacan cho biết, Chính phủ Philippines sẽ nới lỏng các hạn chế nhập khẩu gạo bằng cách cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu gạo và Chính phủ nước này sẽ thu thuế nhập khẩu.

Trước kia, Chính phủ Philippines hạn chế nhập khẩu gạo bằng cách tổ chức đấu thầu quota nhập khẩu cho các doanh nghiệp tư nhân theo một số lượng hạn chế nhất định do Chính phủ quyết định. Chính sách này được cho là nhằm chống lại hoạt động đầu cơ đẩy giá gạo liên tục tăng cao trong thời gian gần đây.

Nhưng chưa hết, chỉ 3 ngày sau phát biểu của ông Arsenio Balisacan, ngày 26.6, ông Francis Pangilinan- Trợ lý của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho báo giới biết, chính phủ sẽ cho phép NFA nhập khẩu tiếp 200.000 tấn gạo từ Việt Nam để tăng lượng gạo dự trữ đối phó với giá cả đang tăng phi mã.

Như vậy, về thực chất Philippines đã phải nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam trong vòng chưa đầy 1 năm (từ tháng 11.2013 đến tháng 9.2014). Cho nên, trong lúc này có nhiều câu hỏi được đặt ra là, liệu sau tháng 9, Philippines có tiếp tục nhập hay không vẫn chưa có câu trả lời.

Thiếu gạo trầm trọng?

Philippines là một bạn hàng truyền thống trong nhập khẩu gạo của nước ta. Đã có thời điểm nước này tuyên bố rất mạnh mẽ là, sẽ chủ động cung cấp gạo ngay trong nước bằng cách đẩy mạnh sản xuất lúa. Tuy nhiên, trên thực tế, dường như để có lợi về giá, Philippines đã cố tình che đậy đi thực trạng thiếu gạo của mình bằng cách chia hợp đồng khổng lồ 1,5 triệu tấn này thành các hợp đồng nhỏ hơn. Đặc biệt, đến lúc này, khi hiện tượng thời tiết khô hạn (El Nino) đang dần ảnh hưởng đến các nước châu Á, Philippines đã không thể chần chừ nhập khẩu để mong mua được giá rẻ hơn nữa. Hơn nữa, vào cuối năm 2013, siêu bão Haiyang tàn phá đất nước Philippines, khiến cho nhiều vùng đất của nước này gần như mất khả năng canh tác.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ước tính nhập khẩu gạo của Philippines từ tháng 11.2013 đến tháng 9.2014 ở mức 2 triệu tấn, trong đó có khoảng 500.000 tấn "nhập khẩu không chính thức". Một chuyên gia giấu tên cho biết, ngoài những hợp đồng chính thức từ NFA, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo của Việt Nam còn có thể bán được khoảng 500.000 tấn gạo cho "nhập khẩu không chính thức" vào Philippines như số liệu của USDA và phân tích thực tế thị trường như đã nói ở trên.

Trước sự thiếu hụt nguồn cung về gạo, mới đây Chính phủ Philippines đã có chủ trương nới lỏng hạn chế nhập khẩu gạo, bằng cách “đề nghị cho phép doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu gạo”. Theo Cơ quan Thống kê Philippines, giá gạo bán lẻ tại nước này đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và lên mức kỷ lục kể từ tuần thứ hai của tháng 6. “Có một mâu thuẫn trong chính sách lúa gạo của Philippines, đó là bảo vệ người trồng lúa và bảo vệ người tiêu dùng” – ông Balisacan cho biết. Chính vì thế, Chính phủ nước này đang lựa chọn để các doanh nghiệp tư nhân, các thành phần tham gia thị trường quyết định.

Mỗi khi Philippines có nhiều thành phần tham gia nhập khẩu gạo, phía các doanh nghiệp Việt Nam hãy cứ nghĩ rằng, đó là cơ hội nhưng nếu không lường hết các khả năng, thì sẽ không loại trừ việc chúng ta sẽ bán hớ gạo cho các đối tác là rất dễ xảy ra.

Hiện tại Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất ở Đông Nam Á và bạn hàng lớn thứ hai ở châu Á của nước ta sau Trung Quốc. Theo USDA, trong năm 2014, nước này có thể nhập khẩu 2 triệu tấn gạo năm 2015 là 1,8 triệu tấn gạo.
 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 25542

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320524

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60642481