21:18 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá lợn hơi giảm mạnh, khó bán: Không thể mạnh ai nấy làm

Thứ sáu - 30/12/2016 03:33
Báo NTNN số 311, 312/2016 phản ánh tình trạng khó tiêu thụ lợn, giá giảm mạnh ở nhiều vùng miền. Thời gian tới, giải pháp khắc phục tình trạng này vẫn còn mờ mịt... Còn về lâu dài, nhiều ý kiến cho rằng phải gấp rút tổ chức lại việc chăn nuôi...

Bán lẻ từng con

Chiều 28.12, anh Trần Đức Vinh Quang - chủ trại lợn ở Đồng Nai cho biết, giá lợn hơi đã giảm xuống 31.000 đồng/kg, chỉ lợn nào tốt mới bán được mức 33.000 – 34.000 đồng/kg.

 gia lon hoi giam manh, kho ban: khong the manh ai nay lam hinh anh 1

Giá lợn giảm sâu đang khiến nhiều người chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên điêu đứng. Ảnh: Trần Quang

Phát triển hình thức liên kết để áp dụng khoa học vào chăn nuôi mới tính chuyện xuất khẩu, giải quyết cho bài toán thị trường. Còn thương nông dân gặp khó, còn duy trì tâm lý e ngại thì ngành chăn nuôi trong nước không phát triển được”.

Ông Văn Đức Mười 

 

Không thể dự đoán được diễn biến tiếp theo nhưng anh Quang cho rằng đây là mức giá đã xuống quá sâu. “Tôi nghĩ khả năng can thiệp của  cơ quan chức năng cho việc tiêu thụ lợn dịp tết là rất khó. Sắp tới, nông hộ buộc phải tìm thêm kênh tiêu thụ khác để đẩy lượng hàng tồn. Nhưng tìm ở kênh nào thì tôi cũng chưa biết” - anh Quang nói.

Anh Đặng Tiến Minh - chủ trại lợn ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) cho hay, với giá thấp như hiện nay anh chỉ bán lẻ với số lượng giới hạn những con đã đạt trọng lượng. “Vì số lượng ít mà đạt cân nặng, mình còn vớt vát. Chứ đã mất giá lại mất ký nữa là trắng tay” – anh Minh giải thích.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cách duy nhất trong giai đoạn hiện tại là phải giảm bớt áp lực cho cung cầu. Các hộ chăn nuôi nên xuất bán khi đàn lợn đạt 80 – 100kg trở lại, không giữ lợn tăng cân quá nhiều, quá lâu. “Nếu xuất khẩu tiểu ngạch còn ngừng trệ, đó là cách duy nhất vì nhu cầu của thị trường trong nước có giới hạn” - ông Đoán nói.

Về lâu dài, ông Đoán cho rằng phải tổ chức lại sản xuất và số lượng đàn lợn hiện tại. Ông kể, thời điểm được giá, các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn gia súc cũng đua nhau nhập cuộc, vừa bán được cám vừa bán được thịt lợn.

“Không kiểm soát được việc tăng đàn thì gặp sự cố tồn đọng như hiện nay là hệ quả tất yếu. Muốn ổn định thị trường theo con đường xuất khẩu chính ngạch thì không thể duy trì theo kiểu mạnh ai nấy làm như hiện nay. Với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ buộc phải tăng năng suất. Cá nhân nào đáp ứng được mới có thể tồn tại” - ông Đoán nói.

Tiến tới sản xuất sạch

Đồng quan điểm, ông Văn Đức Mười - Tổng Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ súc sản Vissan cho rằng về ngắn hạn vẫn chưa thấy giải pháp nào tốt hơn ngoài tiến tới chăn nuôi có áp dụng khoa học kỹ thuật. Người tiêu dùng đang thay đổi theo hướng tăng nhu cầu thực phẩm sạch. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng được thì phải bị loại trừ theo lẽ tất yếu.

Theo ông Mười, tính bình quân, có lúc lượng heo xuất đi Trung Quốc mỗi ngày khoảng 10.000 – 15.000 con. Nhu cầu gia tăng đã kích thích thích chăn nuôi lợn phát triển theo hướng công nghiệp, quy mô lớn. Nhưng việc đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc trong nước chưa đồng bộ, trong khi các nước tiên tiến đều thiết lập hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc nhập thịt từ Việt Nam.

“Trừ một tỷ lệ nhỏ xuất đi Campuchia, lợn Việt Nam chỉ xuất được sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Mà con đường này thì phập phù, họ hắt hơi một cái, thị trường trong nước bị cảm lây”- ông Mười nói.

Để tránh lặp lại tình cảnh hiện nay, ông Mười cho rằng phải hoạch định chăn nuôi theo hướng truy xuất nguồn gốc. Nhà nước phải tìm hướng giải quyết khó khăn của hộ nhỏ lẻ khi đối diện chương trình này. Phải đầu tư cho hình thức chăn nuôi quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đi theo. Đồng thời tổ chức lại các cơ sở giết mổ theo hướng công nghiệp, quy mô lớn. 

Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 512131

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73559102