Chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng
Các doanh nghiệp rang xay cà phê lớn ở châu Âu đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung robusta đảm bảo chất lượng để chế biến.
Thu hoạch cà phê khi tỷ lệ chín đạt 90% sẽ giúp nông dân có lợi khi bán. Ảnh: Báo Đăk Lăk
Nestle, tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới, là một trong những doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu hụt nguồn cung robusta chất lượng cao.
“Nhìn chung, họ có những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn so với các nước khác,” một thương lái ở châu Âu cho biết. Trong đó, Nestle từng cam kết tuân thủ Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (gọi tắt là Bộ tiêu chuẩn 4C) do Hiệp hội 4C ban hành.
Giới thương lái cho biết, Nestle đầu năm nay đã bán đấu giá hợp đồng nhập gần 3 triệu 60kg robusta từ Việt Nam với thời hạn giao là tháng 3/2017 và tháng 3/2018. Nestle thường nhập 5 – 6 triệu bao robusta Việt Nam mỗi năm, tương đương gần 1/4 sản lượng cà phê niên vụ 2016 – 2017 của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo sẽ giảm gần 20% trong niên vụ này và vụ cà phê tới đây của Brazil cũng không mấy khả quan, Nestle có thể sẽ thử tìm kiếm các nguồn thay hàng thay thế. Dù vậy, rất ít quốc gia có thể trồng robusta với quy mô lớn, giới thương lái cho biết.
Các doanh nghiệp rang xay cà phê ở châu Âu đã từ chối nhập robusta từ Việt Nam vì nhận thấy các lô hàng gần đây có hiện tượng bị mốc và đắng. (Ảnh: Reuters)
Ngày càng khó tìm được cà phê đạt chuẩn 4C
Chất lượng cà phê vốn là vấn đề rất quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới các công ty chế biến, bởi họ chú trọng về vị hơn là hình dạng bên ngoài của hạt cà phê.
Đặc biệt trong năm 2017, để tìm được nguồn cung robusta chất lượng lại càng khó khăn hơn.
Hiệp hội 4C cho biết, trong năm 2015, chỉ có khoảng 29%, tương đương 2,6 triệu tấn cà phê của thế giới, đạt tiêu chuẩn 4C cũng như đạt yêu cầu của Nestle. Phần lớn robusta đạt chuẩn 4C đều xuất phát từ Việt Nam; trong khi cà phê arabica đạt chuẩn 4C được trồng chủ yếu tại Brazil và Colombia.
Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới, cũng sản xuất cà phê đạt chuẩn 4C nhưng thường không đạt được yêu cầu về vị của Nestle, giới thương lái cho biết.
Trong khi đó, cà phê có chất lượng cao hơn từ Ấn Độ và Uganda mặc dù phù hợp với yêu cầu của Nestle, nhưng những quốc gia này chỉ có thể sản xuất cà phê đạt chuẩn 4C với quy mô nhỏ. Mặt khác, giá cà phê của hai quốc gia này cao hơn tới 160 – 200 USD/tấn so với cà phê robusta của Việt Nam.
Thị trường đang rất lo ngại về nguồn cung cà phê của Việt Nam trong thời gian tới. Bởi, các doanh nghiệp sản xuất đã bán hết số cà phê chất lượng tốt nhất hồi đầu năm nay khi giá robusta thế giới chạm đỉnh 5 năm rưỡi ở 2.282 USD/tấn.
Vấn đề nằm ở số cà phê chất lượng thấp đang tồn lại trong kho của các hộ dân và người mua trung gian. Giới thương lái ước tính, tồn kho cà phê tại Việt Nam hiện chỉ còn 20 – 30%, so với mức 45 – 50% của những năm trước vào cùng thời điểm này.
Ngoài chất lượng, các doanh nghiệp mua cà phê cũng đặc biệt chú trọng đến màu sắc của hạt. Ảnh minh hoạ
Một số thương lái cho biết, số hạt cà phê bị đổi màu có thể chiếm tới 8 – 10% tổng sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ này, và 20% có thể là hạt đen có thể dùng để trộn với cà phê của vụ tới.
Ở Việt Nam, chênh lệch giá giữa các loại cà phê không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, việc cà phê chất lượng thấp bị hạ giá chứng tỏ thị trường đang dư thừa nguồn cung quá lớn. Chênh lệch giá giữa cà phê robusta loại 3 và loại 2 của Việt Nam đã nới rộng ra 150 – 200 USD/tấn, từ mức 100 USD/tấn trước đó.
“Càng lâu chúng ta sẽ càng nhận ra rằng, thị trường đang dần cạn kiệt cà phê chất lượng. Và đến một lúc nào đó, đây sẽ là vấn đề lớn của thị trường,” một thương lái nhận định.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn