08:47 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá thịt giảm, giá cám tăng Người chăn nuôi kiệt sức

Thứ bảy - 08/06/2013 01:29
Giá thịt giảm, giá cám tăng Người chăn nuôi kiệt sức
Nếu không có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, e rằng nhiều chủ trang trại phải chuyển sang làm thuê cho các doanh nghiệp chăn nuôi nước ngoài. 
 
Lại lao đao

Hơn 10 năm nuôi lợn, chưa bao giờ anh Hoàng Văn Cường, ở đội 12B, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức tỏ ra ngán ngẩm và bất lực như bây giờ. Trung bình mỗi lứa, gia đình anh nuôi từ 100 - 150 con, đến dịp xuất chuồng đều tiêu thụ được. Vậy mà thời điểm này, hơn 90 con lợn đã quá lứa (trọng lượng từ 100 - 120kg/con), giá rẻ nên anh chưa tiêu thụ được. "Tuần trước, tôi vừa phải bán 1 tấn lợn hơi giá chỉ có 31.000 đồng/kg. Với giá lợn hiện nay, cứ 100kg lợn hơi lỗ 600.000 - 800.000 đồng" - anh Cường nói. Ông Cao Văn Tuyến, Phó phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, huyện hiện có khoảng 50.000 con lợn và khoảng 300.000 con gia cầm. Gần tháng nay, giá thức ăn tăng, trong khi đó giá lợn hơi liên tục giảm, dao động từ 32.000 - 37.000 đồng/kg tùy theo loại lợn. Gà cũng dao động từ 25.000 đồng/kg (gà trắng), 60.000 - 70.000 đồng/kg gà nuôi thả bộ. "Với giá này, hầu hết người chăn nuôi đang lỗ, hoặc hòa nếu đi xin được đồ ăn thừa về nuôi" - ông Tuyến nói. Theo các chủ trang trại, thời điểm này, giá cám tăng 20 - 30% so với trước, khiến họ trở nên lao đao. Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, giá cám đã tăng 150.000 đồng/bao 25kg. Năm 2012, cám loại 25kg/bao có giá 270.000 đồng/bao, giờ 420.000 đồng/bao.
Chăn nuôi lợn theo hướng liên kết tại hợp tác xã chăn nuôi Hòa Mỹ, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Hoàng Ngô

Giá thịt giảm, giá cám tăng đã khiến nhiều trang trại và hộ chăn nuôi bỏ trống chuồng, không dám tái đàn. Ông Hà Viết Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ cho biết, trước đây xã có hơn 100 trang trại chăn nuôi nhưng do thua lỗ, hiện chỉ còn khoảng 80 trang trại hoạt động. Đáng buồn hơn, nhiều chủ trang trại đang tự chăn nuôi, nay đóng cửa chuồng để chuyển sang làm gia công cho các công ty nước ngoài, lấy công làm lãi. Anh Đỗ Công Hùng, một chủ trang trại chăn nuôi ở xóm Trại, xã Tốt Động cho biết, do không còn vốn để tiếp tục tái đàn nên 2 tháng nay, anh đã chuyển sang làm gia công cho Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam với số lượng 4.500 con gà. Tương tự, ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi dịch vụ Cổ Đông, thị xã Sơn Tây cho biết, HTX có khoảng 600 trang trại chăn nuôi lợn, gà nhưng hiện nay, có tới 60 - 70% làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài.
Xây dựng nhiều chuỗi liên kết
Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, giá cả bấp bênh, đặc biệt trong thời gian gần đây, giá lợn giảm mạnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và làm cho ngành chăn nuôi điêu đứng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trước hết là sự chênh lệch giữa cung - cầu; Tiếp đến là sự điều tiết của một số bộ phận (những cá nhân, tập thể cùng chung nhóm lợi ích) có khả năng chi phối thị phần trên thị trường (chẳng hạn, doanh nghiệp nào chi phối từ 30% thị phần trở lên thì có thể chi phối thị trường). Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: Công tác ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm có được làm tốt hay không... Hiện, Hà Nội có khoảng 300 trang trại chăn nuôi nhưng chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ nên khi có biến động của thị trường, người chăn nuôi dễ bị ảnh hưởng.
Để giúp các chủ trang trại cũng như hộ chăn nuôi tháo gỡ khó khăn, từ tháng 9/2012 - 2/2013, UBND TP đã triển khai chương trình cho vay ngắn hạn để đầu tư mua con giống và thức ăn chăn nuôi, nhưng số lượng không nhiều, khoảng 5 tỷ đồng. Do số vốn đầu tư ít nên hiệu quả chưa cao, số hộ được vay vốn là rất ít. Trên thực tế, để được vay vốn, người dân còn gặp nhiều vướng mắc trong khâu làm thủ tục vay vốn như: Số vốn được vay hạn chế mà phải thế chấp cả "sổ đỏ", nếu vay được thì số vốn đó cũng không thấm gì so với mức đầu tư hàng tỷ đồng đối với những mô hình trang trại chăn nuôi lớn như hiện nay. Vì vậy, ngoài hỗ trợ vốn vay, hiện TP đang tập trung xây dựng một số chuỗi chăn nuôi liên kết như: Vịt lấy trứng ở Thanh Oai; Vịt thịt (vịt cỏ Vân Đình) ở Ứng Hòa; Gà đồi ở Sóc Sơn, Ba Vì... Tiến tới, TP sẽ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Hà Nội;  tìm kiếm các doanh nghiệp tham gia đầu nối với người chăn nuôi để giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Nguồn:ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 51228

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 105764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60427721