03:24 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá thịt lợn: Không thể chấp nhận doanh nghiệp cam kết một đằng, bán một nẻo

Thứ năm - 12/03/2020 06:31
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19 tại Hà Nội chiều 12/3.

Ông Phùng Đức Tiến cho biết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo rất quyết liệt để hạ giá thịt lợn, nhưng hiện nay thịt lợn vẫn có giá cao. Do đó, ông đề nghị 17 doanh nghiệp lớn cùng Trung ương, Chính phủ chung tay giải quyết điều này, để cân đối lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định không thể chấp nhận chuyện doanh nghiệp cam kết bán thịt lợn với giá 75.000 đồng/kg nhưng thực tế bán ra thị trường vẫn cao hơn. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định không thể chấp nhận chuyện doanh nghiệp cam kết bán thịt lợn với giá 75.000 đồng/kg nhưng thực tế bán ra thị trường vẫn cao hơn. Ảnh: Minh Phúc.

Ngành nông nghiệp mong các doanh nghiệp sẽ cùng chung tay hạ giá thịt lợn, nếu không, chúng ta sẽ phải tính đến tình huống mở cửa thị trường từ Canada, Úc, Đan Mạch, Nga, thậm chí là Campuchia.

"Tôi được biết có doanh nghiệp cam kết bán thịt lợn với giá 75.000 đồng/kg nhưng thực tế bán ra thị trường vẫn cao hơn. Đó là điều không thể chấp nhận được", ông Tiến nhấn mạnh.

Về tái đàn lợn, năm nay là năm đầu tiên thực hiện Luật Chăn nuôi, chiến lược chăn nuôi với 4 đề án. Chúng ta còn 109.000 con lợn ông bà cụ kỵ, 2,72 triệu đàn lợn nái, do đó không thể thiếu giống.

Cùng các giải pháp khoa học công nghệ, chúng ta cũng đã nhân rộng mô hình an toàn sinh học từ tháng 7/2019 ở các xã, tỉnh, doanh nghiệp. Với các yếu tố đó, tôi đề nghị các tỉnh tập trung tái đàn, không còn do dự nữa.

Thịt lợn vẫn đang chiếm tỷ lệ hơn 70%, ảnh hưởng trực tiếp CPI. Do đó, các địa phương, doanh nghiệp không còn dịch bệnh cần khẩn trương tái đàn.

Thịt gia cầm năm ngoái là 1,27 triệu tấn, năm nay phấn đấu đạt 1,42 triệu tấn. Thịt bò năm 2019 là 349.000 tấn, năm nay phấn đấu 365.000 tấn.

Thịt lợn phấn đấu đạt trên dưới 4 triệu tấn. Sữa năm ngoái 1 triệu tấn, năm nay phấn đấu 1,2 triệu tấn. Trứng cố gắng đạt 14,5 tỷ quả.

Dù năm 2019 khó khăn như vậy, Bộ NN-PTNT vẫn tổ chức thành công tái chăn nuôi, tái nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm bò dê cừu tăng so với năm 2018 là hơn 336.000 tấn, phát triển chăn nuôi thủy sản là 430.000 tấn.

Trong hoàn cảnh khó khăn của 2019 mà thực phẩm vẫn tăng hơn 700.000 tấn.

Có thể nói, Covid-19 tuy gây ra nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp tin tưởng sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 33068

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1092328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72775037