09:09 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá tiêu hôm nay 11.10: Nhiều nơi giảm sốc còn 78.000 đồng/kg, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị có quy hoạch ổn định cây hồ tiêu

Thứ tư - 11/10/2017 10:57
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua 10.10, giá hồ tiêu đã giảm sốc về ngưỡng 78.000 đồng/kg lần đầu tiên kể từ nhiều tháng trở lại đây. Theo dự báo, giá tiêu trong ngày hôm nay 11.10 sẽ có khả năng tiếp tục giảm giá thêm nữa do sản lượng hồ tiêu trong nước năm nay tăng đột biến.

Cụ thể, tại Chư Sê (Gia Lai), giá tiêu đã giảm 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó, còn 78.000 đồng/kg. Tại các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, giá tiêu cũng giảm xuống phổ biến còn 79.000 đồng/kg. Riêng tại Châu Đốc (Bà Rịa- Vũng Tàu), giá tiêu có cao hơn một chút vẫn giữ được ở mốc 80.000 đồng/kg.

 gia tieu hom nay 11.10: nhieu noi giam soc con 78.000 dong/kg, ban chi dao tay nguyen de nghi co quy hoach on dinh cay ho tieu hinh anh 1

Giá tiêu giảm liên tục là do không có quy hoạch ổn định diện tích hồ tiêu. Dự báo, giá tiêu hôm nay 11.10 tiếp tục đà giảm giá.

Trước việc tiêu giảm giá do diện tích gia tăng, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị các tỉnh Tây Nguyên, Bộ NN&PTNT cần sớm tiến hành quy hoạch, ổn định diện tích cây hồ tiêu ở Tây Nguyên.

Trong vài năm trở lại đây, giá hạt tiêu tăng cao, có lúc tăng lên trên 220.000 đồng/kg, nay giảm xuống chỉ còn trên 80.000 đồng/kg, lợi nhuận từ trồng tiêu gấp 2-3 lần so với trồng cà phê, điều… nên đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên tự phát ồ ạt mở rộng diện tích cây hồ tiêu.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nếu như năm 1986, các tỉnh Tây Nguyên chỉ có vài ngàn ha tiêu thì đến năm 2014 tăng lên trên 50.000ha và hiện nay đã có trên 71.000ha (thực tế còn cao hơn nhiều), vượt gấp nhiều lần so với quy hoạch năm 2020; trong đó, Đăk Lăk là địa phương có diện tích tiêu nhiều nhất, với trên 28.000ha, vượt trên 12.500ha, kế đến là Đăk Nông có gần 25.000ha, vượt 14.000ha, Gia Lai có 16.000ha, vượt 10.000ha…

Tuy nhiên, do bất chấp khuyến cáo của các đơn vị chức năng, tự phát trồng cây tiêu ồ ạt, chạy theo phong trào, không những làm phá vỡ quy hoạch cây trồng của từng địa phương vùng Tây Nguyên mà đồng bào còn không chú trọng đến việc cải tạo đất, đưa cây tiêu vào trồng ở những chân đất không thích hợp, sử dụng các giống tiêu không rõ nguồn gốc dẫn đến nhiều hệ lụy, nhất là gây nên tình trạng cung vượt cầu, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu gây thiệt hại lớn cho đồng bào các dân tộc.

Theo báo cáo của ba tỉnh trọng điểm cây hồ tiêu của Tây Nguyên là Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông, hàng năm, mỗi tỉnh đều có vài ngàn ha tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng rễ, rệp sáp. Tỉnh Gia Lai năm 2016 đã có trên 6.155ha tiêu bị nhiễm bệnh làm thiệt hại cho các gia đình trồng tiêu cả ngàn tỷ đồng…

Mặt khác, cũng chính do chạy theo phong trào, các gia đình trồng tiêu ở Tây Nguyên cũng không thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật thâm canh cây tiêu mà chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền miệng học hỏi lẫn nhau từ khâu trồng đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.

Theo đánh giá của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, việc phát triển “nóng” cây hồ tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua là vượt tầm kiểm soát của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn. Do vậy, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị các tỉnh Tây Nguyên, Bộ NN&PTNT cần sớm tiến hành quy hoạch, ổn định diện tích cây hồ tiêu ở Tây Nguyên.

Đối với các tỉnh Tây Nguyên cần phải quản lý chặt quy hoạch, định hình các vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở những nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp, chỉ rõ những vùng đất điều kiện sinh thái không thích hợp với cây hồ tiêu vận động đồng bào các dân tộc chuyển đổi sang các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thường trực Ban Chỉ đạo Tây nguyên cũng đề nghị các đơn vị chức năng sớm nghiên cứu để có bộ giống tốt, quy trình kỹ thuật thâm canh đồng bộ cũng như các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến, hướng dẫn đến người trồng tiêu để áp dụng có hiệu quả.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, đơn vị trồng tiêu tổ chức liên kết sản xuất hình thành các nhóm hộ, nhóm hộ nông dân với các doanh nghiệp để đảm đảm bảo cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đồng thời, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho từng vùng, từng địa phương nhằm góp phần phát triển bền vững cây hồ tiêu trên địa bàn Tây Nguyên.

Tác giả bài viết: H.L

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 272


Hôm nayHôm nay : 44805

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 364508

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73411479