23:21 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội có thêm 6 chợ đầu mối phân phối nông sản an toàn

Thứ hai - 24/06/2019 05:52
Từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội xây dựng thêm 6 chợ đầu mối cấp vùng, nâng tổng số lên là 8 chợ đầu mối, với diện tích từ 20-30 ha/chợ.
 
Ảnh minh họa
Các chợ đầu mối này không chỉ tập trung ở khu vực cận đô, mà còn phát triển ở các huyện có tiềm năng về sản xuất, hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối với nội đô và các vùng phụ cận. 

Chợ đầu mối sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường, có hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với chế biến và kênh phân phối hiện đại; nông sản an toàn được kiểm soát từ các chợ đầu mối, sau đó mới đưa tới hệ thống cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh... 

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân Thủ đô khá lớn, trung bình mỗi năm khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng, 54.000 tấn thủy hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau các loại... 

Mới có 20% các loại nông sản, thực phẩm tại Hà Nội được phân phối qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích… 80% còn lại được phân phối, tiêu thụ thông qua các chợ đầu mối (kiểu cũ), chợ dân sinh, khiến việc kiểm soát an toàn thực phẩm gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng chợ cũng còn gặp khó khăn trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng nên các doanh nghiệp cũng không mấy "mặn mà" với việc đầu tư phát triển hệ thống chợ nói chung, chợ nông thôn và chợ đầu mối tiêu thụ nông sản an toàn nói riêng. 

Để khắc phục những vấn đề trên, việc quản lý quy hoạch chợ tại một số địa phương cần được coi trọng hơn. Cùng với đó, để chợ đầu mối hoạt động hiệu quả, kinh doanh nề nếp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm… thì từ cấp cơ sở cần có biện pháp mạnh xử lý các chợ cóc, chợ tạm tràn lan như hiện nay.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, cùng với mở rộng kênh phân phối nông sản thực phẩm qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh nông sản thực phẩm, việc củng cố chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ dân sinh đáp ứng yêu cầu về giao thương, vệ sinh an toàn thực phẩm là đòi hỏi bức thiết.

Việc mở rộng hệ thống phân phối nông sản an toàn nhằm kiểm soát đồng bộ, hiệu quả hoạt động này đang được Hà Nội gấp rút thực hiện. Hiện công tác quy hoạch, triển khai dự án đang được thành phố gấp rút triển khai với sự giúp đỡ, tư vấn của nhiều tổ chức nước ngoài, có kinh nghiệm quản lý chợ hiện đại.

Ngoài 2 chợ đầu mối cấp 1 là chợ đầu mối nông sản Minh Khai và chợ đầu mối phía Nam đang hoạt động, Hà Nội còn có hệ thống chợ cấp 2 và chợ hoạt động với tính chất chợ đầu mối như chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ đêm nông sản Văn Quán, chợ nông sản Bắc Thăng Long…

Theo BT/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 287384

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73334355