Việt Nam đã trở thành cường quốc thứ 2 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê (sau Brazil). Ảnh: MT. |
Tiếp đó, Omar là thầy tu bị Thánh bảo hộ Shaddali kỷ luật đưa vào núi đày đã tình cờ tìm ra một loại cây có quả ăn vào kích thích kỳ lạ. Trên thực tế, cà phê được trồng đầu tiên ở bán đảo Arabia Yemen từ thế kỷ 15. Thầy tu Omar Alibea, al Shadili sau này được người đời gọi là Thánh “Mocha”.
Mãi tới nửa sau thế kỷ 17, cây cà phê mới được đưa ra khỏi Ethiopia và Yemen đi trồng ở các lục địa châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ (1857, 1876 và 1752), hầu hết là do các cố đạo, thầy tu và một số sỹ quan quân đội Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... đưa vào. Châu Mỹ là lục địa sản xuất trên 60% cà phê toàn cầu, trong đó Brazil là cường quốc số một về sản xuất và thứ 2 thế giới về tiêu thụ cà phê, đây cũng là cường quốc trồng cà phê chè – Arabica.
Lịch sử cho thấy, cây cà phê rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Brazil và từ năm 1752 cà phê đã được đưa vào trồng phổ biến ở Para, Amazonas, Rio de Janeiro, Sao Paulo (trên 250 năm lịch sử). Brazil có diện tích trồng cà phê khoảng 8,3 triệu ha, năng suất bình quân 1,2 – 1,5 tấn/ha, sản lượng 10 – 13 triệu tấn/năm, chiếm 25 - 27% sản lượng cà phê toàn cầu.
Brazil có 3,5 triệu người trồng cà phê (15 triệu dân); 220.000 – 250.000 trang trại cà phê (là điều mơ ước của Việt Nam). Riêng bang Xinas Genais có 75.000 trang trại, Espirito Santo 48.000, Sao Paulo 29.000, Parana 25.000, trong đó 69% số trang trại có diện tích 10 ha, 4% số trang trại có diện tích trên 50 ha. Đồn điền trồng cà phê ở Brazil có 2 loại, diện tích nhỏ hơn 200 ha và lớn hơn 200 ha.
Ở Brazil, người ta hay tính số cây hơn là diện tích (khoảng 2.500 – 2.600 cây/ha). Trên 55% sản lượng cà phê được cơ giới hoá. Có 6 bang trồng cà phê chủ yếu, là Minas Gerais, Sao Paulo, Espirito Santo, Parana, Bahia và Rondonia. Có trên 200 nhà xuất khẩu cà phê (cà phê vối) và trên 3.500 nhà rang xay cà phê cung cấp cho trên 3.000 hãng cà phê. 75 – 80% cà phê của Brazil được xuất khẩu, còn lại 20 – 25% được chế biến và tiêu thụ trong nước.
Brazil là khuôn mẫu cho một ngành sản xuất cà phê bền vững cả về môi trường và xã hội. Ngành cà phê Brazil có thể tự hào rằng, đất nước Brazil lớn lên cùng với cà phê và những thành tựu to lớn hôm nay không thể bắt đầu, không có ảnh hưởng to lớn của cà phê. |
Sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Brazil đạt trên 20 – 25 triệu bao (60kg/bao). Brazil có Uỷ ban thảo luận đề xuất chính sách cà phê Brazil (CDPC), có Quỹ bảo vệ kinh tế cà phê FUNCAFÉ với số vốn 1,1 tỷ USD (năm 1998). Chính phủ thông qua FUNCAFÉ, hàng năm đầu tư tài chính, hỗ trợ cho các hoạt động của ngành cà phê, như trồng trọt, thu hoạch, nghiên cứu, chế biến,… Đây là vấn đề Việt Nam cần học hỏi và phải hợp tác.
Khoảng năm 1857, các quan chức và cố đạo Pháp, Bồ Đào Nha đã đưa cây cà phê vào trồng ở các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, theo ghi chép của Yves Henry, tác giả cuốn “Kinh tế nông nghiệp Đông Dương”, thì năm 1852 cà phê được đưa vào trồng thử ở Quảng Bình, Quảng Trị. Khoảng năm 1870, Tu viện Kẻ Sở - Hà Nam cũng đã trồng thử cây cà phê.
Năm 1888, các lính viễn chinh Pháp giải ngũ lập lên những trang trại cà phê đầu tiên, như Borel Lêconte ở Chi Nê (Hoà Bình), Coudeux Gombert (Nghệ An), Micheal Philip (Quảng Trị), Rossi Delfante (Đăk Lăk),… Đến khoảng năm 1920 – 1925, người Pháp phát hiện vùng cao nguyên Trung phần miền Nam Việt Nam tức là các tỉnh Tây Nguyên ngày nay với đất đỏ bazan nên đưa cà phê lên trồng. Từ đó nơi đây trở thành vùng cà phê tốt nhất, lớn nhất Việt Nam, thủ phủ cà phê vối thế giới.
Tây Nguyên trở thành thủ phủ cà phê lớn nhất Việt Nam. Ảnh: MT. |
Việt Nam đã trở thành cường quốc thế giới về cà phê vối (Robusta) và là cường quốc thứ 2 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê sau Brazil, với kim ngạch trên 3,4 tỷ USD mỗi năm. Việt Nam xuất khẩu trên 90% cà phê nhân, đã bắt đầu có cà phê bột và cà phê hoà tan. Tuy nhiên, giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn Brazil.
Người Việt Nam uống cà phê ít hơn người Brazil (tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 7-8% sản lượng). Khoảng 8% diện tích cà phê là ở các nông trường quốc doanh. Hàng năm Chính phủ cũng có một số chính sách cho cây cà phê như tạm trữ cà phê nhân, đầu tư cho nghiên cứu các đề tài cà phê, chương trình tái canh cà phê …. nhưng hiệu quả thấp.
Với quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học và công nghệ,… đã và đang phát triển hiện nay của hai nước, với thế mạnh là hai cường quốc cà phê lâu đời, với kinh nghiệm, chính sách ngành hàng cà phê, với thành công đã có của hai nước thì Brazil và Việt Nam cần hợp tác để cùng phát triển ngành cà phê.
Theo đó, nên có một Hiệp định hoặc một Nghị định thư về Hợp tác phát triển ngành cà phê giữa Việt Nam và Brazil. Nên tổ chức thường xuyên, định kỳ các hoạt động tham quan, học hỏi, phổ biến kinh nghiệm, trao đổi thành tựu; tổ chức các hội thảo xuất nhập khẩu cà phê, các sản phẩm, thiết bị liên quan đến cà phê cho nhau; cùng góp tiếng nói mạnh mẽ, đồng thuận trong các kỳ họp Hội đồng Cà phê Quốc tế (ICO).
Hai nước nên bắt tay nhau để yêu cầu các nhà thu mua, phân phối cà phê nhân thế giới đảm bảo giá xuất khẩu FOB cà phê của mỗi nước, tránh bị ép giá, hạ phẩm cấp làm thiệt hại cho nông dân và các nhà xuất khẩu cà phê của từng nước.
Hai Bộ Nông nghiệp, hai Phòng Thương mại và Công nghiệp, hai Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) và Uỷ ban Thảo luận đề xuất chính sách cà phê Brazil (CDPC), Hội Hữu nghị Hợp tác Việt Nam – Brazil và Hội Hữu nghị Brazil – Việt Nam, Đại sứ quán, đại diện Thương mại hai nước cần có hợp tác cụ thể, có định hướng chiến lược “Cùng đoàn kết phát triển cà phê”.
Các doanh nghiệp cà phê hàng đầu của hai nước thường xuyên trao đổi hợp tác từ thông tin tới hoạt động khác nhằm giữ vị thế số 1 và số 2 về cà phê, cùng nhau vì sự phồn vinh của ngành cà phê. Giới truyền thông vào cuộc để quảng bá hình ảnh hai "quốc gia cà phê". Tuyên truyền cho thế giới hiểu, biết và thuyết phục người mua, uống, thưởng thức hương vị đậm đà của cà phê hai nước, với hai vùng nhiệt đới, hai nửa trái đất, nam bán cầu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn