21:12 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không chỉ là lá tía tô

Thứ ba - 18/07/2017 09:50
Thông tin một doanh nghiệp mới đây xuất khẩu tía tô sang Nhật Bản, với giá bán rất cao: dao động từ 500 - 700 đồng/lá, đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nhưng, nhìn kĩ lại, cũng không phải dễ dàng gì và nếu có cảnh báo thì cũng không thừa khi mà thời gian qua nhiều lần nông dân lỗ vốn vì chạy theo lợi nhuận, dẫn đến cung vượt cầu, được mùa rớt giá.

Tía tô xanh trồng trong nhà kính.

Để xuất khẩu được tía tô sang Nhật Bản, doanh nghiệp cho biết đã phải nhập khẩu giống tía tô từ nước này, không phải giống thường thấy ở Việt Nam. Khi gieo trồng, Công ty đã khảo sát địa điểm, nguồn nước, chất đất rất kỹ lưỡng với sự giám sát qua từng khâu, từng công đoạn một cách nghiêm ngặt. 

Chỉ có như vậy mới đáp ứng được đòi hỏi cao của khách hàng. Không dễ gì muốn bán được giá cao, tiêu thụ hàng tốt, lợi nhuận nhiều mà vẫn làm ăn theo lối cũ.

Ở đời không chuyện gì dễ dàng cả, không ai “ăn không” được của ai. Nhất là trong thời này, chất lượng sản phẩm không được nâng lên, vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm thì không thể thâm nhập được vào những thị trường khó tính, chứ đừng nói gì đến mở rộng sản xuất, hay là cái kiểu “ngồi mát ăn bát vàng”.

Những luống tía tô giá cao được người Nhật mua tới vài trăm đồng 1 lá phải gieo trồng trong nhà màng với nhiệt độ luôn ổn định từ 33 - 35 độ C và 100% công đoạn thu hái được thực hiện trực tiếp bằng tay.

Trong nhà trồng, đến đất cũng xới bằng tay, có quạt thông gió điều hoà không khí, đèn chiếu sáng, cây trồng được tưới bằng hệ thống phun sương, hạn chế tối đa sự can thiệp của hoá chất hay máy móc.

Lá tía tô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu còn phải đảm bảo về kích thước, ngày tuổi, thu hoạch đúng ngày đúng thời điểm. Nếu thu hoạch quá ngày là coi như bỏ đi.

Nếu nhìn vào những điều kiện ấy thì thấy một điều nổi lên rất rõ rệt: Đầu tư vào nông nghiệp chất lượng cao là đòi hỏi khắt khe khi hội nhập.

Muốn thu lợi nhuận cao thì hàng hóa  nông sản phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo của thị trường chứ không thể “ngủ quên” trong cách làm theo kinh nghiệm cổ truyền.

Vì thế, cuộc cách mạng trong nông nghiệp cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc, trong đó nguồn vốn đầu tư đủ mạnh và công nghệ cao là  hết sức quan trọng.

Nhưng đáng tiếc, tới nay đầu tư vào nông nghiệp tuy đã được hưởng nhiều ưu đãi nhưng vẫn không hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh tế quan trọng này.

Doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là do phải có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, lãi suất không cao; và đặc biệt sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Mưa bão, sương muối, khô hạn, nhiệt độ tăng giảm bất thường... khiến khó kiểm soát hiệu quả đầu tư vào vật nuôi, cây trồng.

Thành công của số ít tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp vẫn không đủ “cuốn” những nhà đầu tư khác theo. Vì vậy, tới nay nhìn chung nền nông nghiệp nước nhà vẫn phát triển theo lối cũ, với kinh nghiệm chăn nuôi, cấy trồng người nông dân tích lũy được theo thời gian. Và, đầu tư cho lĩnh vực này cũng rất thấp, vì chủ yếu vẫn là người nông dân tự đầu tư.

Lâu nay, chúng ta vẫn nói đến mối liên kết 4 nhà, đến chuỗi giá trị hàng hóa nông phẩm; nhưng khoảng cách từ chủ trương đường lối tới thực tế vẫn là còn xa.

Chính vì thế, giá trị thu lại của nông nghiệp chưa cao cho dù sản lượng có khi đã đạt tới đỉnh. Có thể nêu ví dụ về chuyện xuất khẩu gạo.

Chúng ta đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng đó là về sản lượng, còn lợi nhuận lại thấp. Giá hạt gạo Việt Nam không cao so với gạo của nhiều nước, kể cả gạo Campuchia thời gian gần đây bán giá cao gấp gần 3 lần gạo Việt tại thị trường EU.

Đó là điều rất cần phải tiếp tục suy nghĩ, nhưng đồng thời phải có những bước đi mạnh mẽ, đột phá trong việc tái cấu trúc nền nông nghiệp theo hướng chất lượng cao chứ không phải chỉ là số lượng.

Câu chuyện “được mùa rớt giá”, nông dân “treo chuồng”, “treo ao”, “treo vườn” hoặc là trả lại đất ruộng, ly nông ngay chính trên thửa ruộng của mình thời gian qua là nỗi day dứt lớn. Việc tía tô xuất khẩu sang Nhật Bản, được giá cao đem đến sự phấn khởi, mở lối, nhưng mặt khác cũng đòi hỏi sự “soi lại” mình một cách nghiêm túc.

Việc soi lại ấy không khác gì hơn là nhằm thay đổi tư duy trong đầu tư, sản xuất nông nghiệp; phải tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, phải đầu tư mạnh mẽ vào cả nông nghiệp- nông thôn- nông dân.

Cơ hội của nông nghiệp Việt Nam là rất lớn. Cơ hội thoát nghèo vươn lên khá giả của người nông dân không phải không có. Muốn thế thì phải áp dụng tư duy mới vào khu vực kinh tế này, ngay từ hôm nay.    

Ngọc Quang/daidoanket.vnt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442886