12:48 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không có hiện tượng tăng giá đột biến những ngày sát Tết Nguyên đán

Thứ năm - 23/01/2020 10:39
Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 21/10/2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Qua ghi nhận tình hình chung trong ngày 29 Tết - ngày nghỉ đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhu cầu mua sắm Tết tại hầu hết các tỉnh, thành phố khá nhộn nhịp và tăng cao so với ngày thường, tuy nhiên tình hình thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung đảm bảo, không có hiện tượng tăng giá đột biến, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để thu lợi bất chính. Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng phục vụ Tết tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích khá phong phú, đa dạng kết hợp với một số chương trình khuyến mại, giảm giá nên giá cả hàng hoá không tăng nhiều so với ngày thường và tương đương so với Tết năm trước. Tại các chợ dân sinh, hàng hóa tương đối dồi dào để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Nhu cầu mua sắm trong những ngày cận Tết chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đồ uống, hoa, quả tươi... nên giá các mặt hàng này có tăng so với những ngày trước đó. Các Hội chợ Xuân, chợ Tết, chợ hoa... vẫn tiếp tục được các địa phương triển khai để phục vụ nhu cầu mua sắm, thăm quan của người dân.

Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Chính trị về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, các Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về các khu tái định cư, các khu công nghiệp, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong đó tập trung chủ yếu vào hàng trong nước, trong tỉnh sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.

Tới thời điểm hiện nay, giá hầu hết các mặt hàng phục vụ Tết không có hiện tượng tăng đột biến. So với ngày trước Tết: giá thịt lợn chỉ tăng nhẹ 5-10% (do trước Tết giá thịt lợn đã ở mức khá cao), giá tôm sú loại to tăng khoảng 5% giá gạo tẻ thường ổn định, giá gạo nếp tăng nhẹ khoảng 5% tùy từng địa phương. Một số mặt hàng khác như thịt gà, thịt bò, giá tăng từ 5-15%. Giá các loại hoa, trái cây phục vụ cúng lễ tăng từ 10-15%, giá rau củ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ.

Dự báo tình hình cung ứng hàng hoá trước mùng 1 Tết

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm vào dịp Tết. Bên cạnh đó, việc các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích mở cửa phục vụ người dân tới ngày 30 Tết và mở cửa trở lại phục vụ sau Tết sớm góp phần hạn chế tâm lý mua trữ hàng của người dân, do đó giá cả hàng hóa trên thị trường nhìn chung sẽ không biến động nhiều. Dự kiến, nhu cầu và giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ dân sinh giá có thể tăng nhẹ vào buổi sáng ngày 30 Tết, giá các mặt khác ổn định, giá cây cảnh bắt đầu giảm.

Giá một số mặt hàng phục vụ Tết ngày 23/01/2020 (29 Tết Âm)

- Mặt hàng lương thực:

Giá các loại gạo chất lượng cao và gạo nếp ngon phục vụ nhu cầu dịp Tết có xu hướng tăng nhẹ so với ngày thường, khoảng 5-10% (tùy thời điểm và khu vực), gạo tẻ thường vẫn giữ mức ổn định. Nhìn chung so với cùng kỳ năm trước, giá các loại gạo nhích nhẹ và không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu.

- Mặt hàng thực phẩm tươi sống: Thị trường thực phẩm tươi sống đặc biệt sôi động trong ngày 29 Tết do nhu cầu mua sắm tăng mạnh, giá chỉ tăng nhẹ theo quy luật thị trường. Năm nay, do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nên giá thịt lợn ngày 23 âm lịch cao hơn so với ngày thường, sau ngày 23 âm giá có giảm tại một số địa phương, tuy nhiên đến ngày 28, 29 âm lịch giá đã tăng trở lại nhưng mức giá cũng chỉ tương đương giá ngày 23 âm; giá thịt bò, gà tăng từ 5-15% so với ngày thường.

Hiện giá thịt lợn phổ biến ở mức: mông sấn 150.000-160.000đ/kg (miền Bắc), 140.000-150.000đ/kg (miền Nam), giá thịt lợn thăn 160.000-170.000đ/kg (giá tương đương mức cuối tháng 12/2019, cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 45.000-60.000đ/kg); thịt bò thăn loại I từ 300.000-350.000đ/kg; giá gà ta lông 120.000-150.000đ/kg; giá tôm sú (loại 26-30 con/kg): 500.000-600.000đ/kg, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái...

- Rau, củ, trái cây: Do thời tiết thuận lợi nên nguồn cung rau củ quả khá dồi dào, đa dạng. Giá các loại rau củ quả ổn định, đặc biệt là các loại trái cây có múi như cam, bưởi giá tương đương so với cùng kỳ năm trước. Giá một số loại rau củ hiện phổ biến như sau: bắp cải: 10.000-15.000 đ/kg, su hào: 5.000-8.000 đ/củ, xà lách: 15.000-20.000 đ/kg, cà chua: 15.000-20.000 đ/kg (tùy địa phương), khoai tây: 15.000-20.000 đ/kg, súp lơ: 10.000-15.000 đ/cây...

Đối với mặt hàng trái cây: Giá một số loại trái cây ngon để thắp hương, bầy mâm ngũ quả trong dịp Tết như cam canh, quýt đường, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa... tăng nhẹ so với ngày thường.

Giá một số loại trái cây phổ biến như sau:

Bưởi diễn loại thường: 25.000 - 30.000đ/quả

Cam canh (loại 1): 65.000 - 80.000đ/kg

Cam canh (loại 2): 40.000 - 50.000đ/kg

Xoài Cát Chu: 50.000 - 60.000đ/kg

Quýt: ​​​ 40.000 - 50.000 đ/kg

Dưa hấu: 20.000 - 25.000 đ/kg

Bưởi Năm roi: 40.000 - 50.000 đ/kg

Bưởi Da xanh: 60.000 - 80.000 đ/kg

Táo đường (Mỹ, Úc): 110.000 - 130.000 đ/kg

Thanh long: 65.000 - 80.000 đ/kg

​Vú sữa: 70.000 - 80.000 đ/kg

- Hoa, cây cảnh: Sức mua các loại hoa, cây cảnh tăng cao so với ngày 28 âm. Giá một số loại hoa phổ biến như sau: Hoa ly từ 250.000 - 400.000 đ/chục cành; Lay-ơn từ 100.000 - 130.000 đ/chục; cúc đại đóa khoảng 60.000 - 80.000 đ/chục; hoa hồng 60.000 - 80.000đ/chục (loại hồng có cành lộc giá cao hơn và ở mức khoảng 100.000 - 150.000đ/chục)...

- Mặt hàng thực phẩm chế biến: Giá một số mặt hàng thực phẩm chế biến (như giò, bánh chưng) ổn định so với ngày thường. Cụ thể: Giá giò lụa hiện phổ biến từ 150.000 – 180.000 đ/kg, giá giò bò khoảng 280.000-300.000 đ/kg, giá bánh chưng giao động từ 50.000-70.000 đ/cái (tùy vào kích cỡ, khối lượng).

+ Mặt hàng nông sản khô: Do đa phần người dân đã mua từ trước nên nhu cầu và giá của các mặt hàng nông sản khô không tăng so ngày thường, hiện phổ biến ở mức: miến dong dao động từ 45.000-60.000 đ/kg, giá nấm hương hiện phổ biến ở mức 350.000 – 400.000 đ/kg; mộc nhĩ: 150.000 – 200.000 đ/kg; đỗ xanh 42.000 – 50.000 đ/kg; măng khô: 180.000 – 280.000 đ/kg…

+ Mặt hàng rượu, bia, bánh mứt kẹo: Giá các mặt hàng rượu bia, bánh mứt kẹo tương đối ổn định so với ngày thường. Giá một số loại hiện phổ biến như sau: Bia lon Hà Nội giá từ 220.000-240.000 đ/thùng; bia lon Saigon giá từ 230.000-250.000 đ/thùng; bia lon Heniken giá từ 380.000-400.000đ/thùng; Cocacola giá từ 190.000-200.000đ/thùng; Vodka HN 750ml giá từ: 60.000-70.000đ/chai; Mứt Hữu Nghị giá từ 50.000-60.000đ/hộp; Hạt bí giá từ: 140.000- 160.000đ/kg.

Tình hình sản xuất kinh doanh hàng phục vụ Tết của các đơn vị ngành Công Thương tính đến ngày 29 tết

Trước Tết, nhìn chung các đơn vị ngành Công Thương đã có nhiều biện pháp tích cực sản xuất kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý. Hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên của kỳ Tết Nguyên đán, hầu hết các doanh nghiệp đã nghỉ Tết, không sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất, kinh doanh chung tính đến 11h00 ngày 29 tết như sau:

Ngành thép và ngành cơ khí, chế tạo: hầu hết các doanh nghiệp đều dừng sản xuất, kinh doanh để nghỉ Tết.

Ngành công nghiệp thực phẩm: Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết, nhất là các mặt hàng thiết yếu, giữ ổn định thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thực hiện Chỉ thị 12/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 21/10/2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan lên kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động chuẩn bị hàng hóa, các chương trình phục vụ Tết, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ với giá bình ổn nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm. Đến thời điểm hiện nay (ngày 29/01/2020 tức 29 Tết), các mặt hàng thiết yếu như đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng, chưa có hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường.

Ngành hoá chất: Đến thời điểm báo cáo, trừ một số doanh nghiệp vẫn đang hoạt động do đặc thù công nghệ (nhà máy sản xuất phân đạm), các doanh nghiệp ngành hóa chất đã thực hiện nghỉ Tết và dự kiến vận hành trở lại vào ngày 30 tháng 01 năm 2020 (các dự án, doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài nghỉ Tết dài hơn, làm việc từ đầu tháng 02 năm 2020), các đại lý đã chủ động thu mua chuẩn bị hàng hóa để cung ứng ra thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu trước, trong và sau Tết nguyên đán và có sự biến động giá cả sản phẩm (giá phân đạm Cà Mau bình quân 6.416 đồng/kg, giá phân đạm Ninh Bình bình quân khoảng 6.200 đồng/kg…).

Sau kỳ nghỉ, việc cung ứng sẽ đầy đủ, chủ động hơn khi tất cả các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài) sản xuất vận hành trở lại, nhu cầu tăng và giá cả sẽ được chủ động điều chỉnh, tăng doanh thu của các doanh nghiệp.

Tình hình kiểm tra, kiểm soát và bình ổn thị trường

Công tác trực Tết:

Công tác trực Tết được Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo công văn số 473-CV/BCSĐ ngày 31/12/2019 của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 02/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tổ chức Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tính đến thời điểm báo cáo, lực lượng Quản lý thị trườn cả nước (QLTT) đã và đang tổ chức tốt công tác trực Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; cử công chức tham gia trực Tết đảm bảo số lượng, thành phần 24/24h mỗi ngày; theo đó, duy trì làm tốt công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý các vấn để nổi cộm phát sinh và thực hiện báo cáo cập nhật đầy đủ, kịp thời tình hình thị trường cả nước

Tình hình chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm:

Nghiêm túc quán triệt thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT, lực lượng QLTT cả nước đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tăng cường bám sát địa bàn, duy trì công tác kiểm tra kiểm soát để ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, nhất là các loại pháo, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực và gây nguy hiểm; thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh, doanh nghiệp không bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

- Kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như: thực phẩm; bánh kẹo; mỳ chính (bột ngọt); rượu, bia, nước giải khát; đồ gia dụng; hàng tiêu dùng;... các loại hàng hoá giả nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

- Kiểm tra kiểm soát về công tác an toàn thực phẩm: đặc biệt phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung vào khu vực các chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh; các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm đường phố. Tập trung vào các mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mứt kẹo, dầu thực vật, tinh bột và sản phẩm từ bột; lương thực, thực phẩm đông lạnh (kể cả nhập khẩu và sản xuất trong nước), thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, rau, củ quả còn tồn dư chất bảo quản; gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh...

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Trong ngày 23/01/2020 (tính đến 11h), qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường không phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chưa phát hiện việc buôn bán, sử dụng pháo nổ các loại.

Tình hình cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt

Chi tiết về sản lượng điện ngày (A), công suất cực đại (Pmax) trong ngày 28 Tết chi tiết trong bảng sau:

22/01 (28Tết)

Sản lượng ngày (triệu kWh)

Công suất cực đại (MW)

2020

So với 29 TếtKỷHợi

2020

So với 29 TếtKỷHợi

Quốc Gia

485.6

12.6%

24.917

13.4%

MiềnBắc

215.0

16.7%

12.802

15.4%

MiềnTrung

46.0

6.9%

2.499

3.0%

Miền Nam

215.3

15.9%

9.618

13.9%

TCTĐL HàNội

38.5

10.0%

2.486

15.8%

TCTĐL Tp HCM

52.0

18.0%

2.450

-21.0%


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1140318

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71367633