22:14 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiểm soát theo chuỗi - hướng đi cho nông sản an toàn

Thứ năm - 09/06/2016 23:46
Lâm Đồng là địa phương đi đầu về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện nhiều hộ dân đang gặp khó khăn vì giá thấp. Giải bài toán này, tỉnh đang triển khai mô hình kiểm soát theo chuỗi.
http://bannhanong.vn/images/tintuc/normal/bnn_20160608014502_chinh9.jpg

http://bannhanong.vn/images/tintuc/normal/bnn_20160608014502_chinh9.jpg

Không trụ được nếu sản xuất… sạch

Lâm Đồng hiện là tỉnh đi đầu cả nước về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cũng là địa phương dẫn đầu diện tích sản xuất xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 3.200ha. Hàng năm, Lâm Đồng sản xuất ra khoảng 2 triệu tấn rau, 237.000 tấn chè búp tươi, 130.000 tấn trái cây, 8.800 tấn thủy sản, 88.000 tấn thịt hơi các loại, 54.000 tấn sữa tươi nguyên liệu… Ông Nguyễn Văn Lục- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Lâm Đồng cho biết: “Nguyên tắc của Lâm Đồng là các loại thực phẩm phải đảm bảo an toàn 100%. Bởi  dù chỉ 1% mẫu thực phẩm vi phạm cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng”.

Gia đình ông Tô Thanh Hùng, ở xã Xuân Thọ TP.Đà Lạt là một trong những hộ điển hình về sản xuất nông sản an toàn. Ông đã gom góp vốn liếng đầu tư trồng 2 sào ớt ngọt bằng công nghệ nhà kính với kinh phí hết 170 triệu đồng. Ông Hùng chia sẻ, điều khó khăn hiện nay là, tuy sản xuất trong nhà kính đảm bảo ATTP, nhưng giá bán lại không cao hơn những sản phẩm thông thường và không có đầu ra ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Đó cũng là lý do khiến các hộ trồng chè VietGAP ở xã Lộc Thanh, TP.Bảo Lộc không trụ được với nghề. Nếu 5 năm trước, khi bắt đầu áp dụng sản xuất chè VietGAP, cả xã có 100 hộ tham gia với diện tích khoảng 30ha, thì hiện chỉ còn khoảng 40 hộ dân còn áp dụng quy trình kỹ thuật này. 

Ông Phạm Trường Sơn - nông dân sản xuất chè VietGAP tại xã Lộc Thanh (TP.Bảo Lộc) nói: “Hiện nay, một số nông hộ còn áp dụng mô hình này, nhưng họ thu hoạch và bán cho thương lái chứ không bán cho nhà máy theo hợp đồng ban đầu vì giá thu mua chè sạch của nhà máy cao hơn không đáng kể so với chè thông thường, nông dân chúng tôi không đủ chi phí bù đắp cho sản xuất”.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Văn Lục cho rằng, việc triển khai mô hình kiểm soát theo chuỗi là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp, cùng nhau cam kết thực hiện các quy định chặt chẽ trong sản xuất thực phẩm, cùng nhau thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm là hướng đi cần được áp dụng.

Cụ thể, hiện Lâm Đồng đã có một số mô hình có hiệu quả cao như: Các chuỗi rau an toàn gồm Công ty TNHH Phong Thúy, Công ty TNHH Đà Lạt GAP, Công ty Cao Nguyên; Công ty Thảo Nguyên, Công ty Đà Lạt GAP, HTX Xuân Hương; HTX Anh Đào, HTX Tân Tiến, HTX Minh Thúy, HTX Tiến Huy… với sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm.

Ông Lê Cường – Giám đốc Công ty Đà Lạt GAP cho biết: “Quản lý ATTP theo mô hình chuỗi được triển khai theo từng bước: Đánh giá lựa chọn vùng, ngành hàng, cơ sở làm thí điểm; quá trình triển khai được thử nghiệm và điều chỉnh nhiều lần; sau đó có tổng kết đánh giá, đặc biệt là đưa ra những kết quả đạt được như thẩm tra, phân tích các yếu tố về ATTP theo yêu cầu, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh; những nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi cũng nhận được những chính sách của Nhà nước (chính sách về thuế, chính sách về quảng bá tiêu thụ sản phẩm...)”.

Theo ông Cường, để xây dựng được chuỗi ATTP, 100% cán bộ quản lý, người lao động của cơ sở tham gia chuỗi hiểu và nắm vững kiến thức về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP hoặc VietGAHP), thực hành sản xuất tốt (GPPs), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và hệ thống kiểm soát về ATTP trong sản xuất và chế biến tiêu thụ. Các hộ nông dân, các đối tượng tham gia chuỗi ATTP phải thực hiện thành công và được cấp giấy chứng nhận VietGAP…

Ông Tôn Thất Sơn Phong- Giám đốc Ban quản lý dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP (Lifsap) cho biết: “Các nhóm hộ chăn nuôi VietGAP hiện chưa thực sự bền vững, chưa đủ tư cách pháp nhân để tiếp cận những đơn vị thu mua lớn và những đơn vị cung cấp sản phẩm đầu vào như thức ăn, thuốc thú y uy tín hoặc vay vốn đầu tư sản xuất. Do vậy, trong thời gian tới để khắc phục hạn chế này, chúng tôi sẽ thành lập các hợp tác xã đủ tư cách pháp nhân thực hiện các giao dịch trên”./.

Theo ông Tôn Thất Sơn Phong, Lifsap sẽ hỗ trợ người sản xuất xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm an toàn thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc và người tiêu dùng cũng phải chấp nhận mua sản phẩm sạch với giá cao hơn.

Theo Báo điện tử Dân Việt

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 337991

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73384962