12:25 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiểm tra, rà soát các xã nhập số liệu vào Phần mềm Bộ chỉ số Đánh giá 19 tiêu chí xây dựng NTM tại VPĐP NTM tỉnh

Chủ nhật - 02/08/2015 23:44
Gạo Thái Lan 5% tấm và gạo thơm Hommali giảm 5 USD/tấn còn 365-377 và 860-870USD/tấn. Gạo Việt Nam 5% tấm và 100% tấm cũng giảm 5 USD/tấn còn 335-345 và 310-320USD/tấn. Gạo Pakistan 5% tấm giảm 10 USD/tấn còn 345-355USD/tấn. Gạo Ấn Độ giá không thay đổi. Giá gạo vào ngày 1/8/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 1/8/2015 so với ngày 25/7/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

25/7/2015

1/8/2015

25/7/2015

1/8/2015

25/7/2015

1/8/2015

25/7/2015

1/8/2015

1/8/2015

Gạo 5%

385-395

380-390

345-355

335-345

385-395

385-395

370-380

345-355

425-435

Gạo 25%

 

350-360

325-335

325-335

350-360

350-360

330-340

315-325

410-420

Gạo đồ

390-400

375-385

 

 

375-385

375-385

415-425

415-425

 

Gạo thơm

855-865

860-870

485-495

485-495

 

 

 

 

835-845

Tấm

320-320

320-320

310-320

310-320

305-315

305-315

285-295

285-295

350-360

1.Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã tiến hành giao dịch để xuất khẩu 760.000 tấn gạo dự trữ để các nước châu Phi, bao gồm Mozambique, Nigeria và Nam Phi. Các nước châu Phi chủ yếu mua gạo đồ. chính phủ Thái Lan sẽ bắt đầu giao hàng từ tháng 9/2015 giá 430 USD/tấn với tổng số tiền 325 triệu USD

2. Việt Nam  

Việt Nam xuất khẩu được 2,926 triệu tấn gạo từ 1/1- 23/23/2015, giảm 19% so với 3,63 triệu tấn gạo xuất trong 7 tháng đầu năm 2014. Giá xuất khẩu gạo bình quân trong năm 2015 là 414USD/tấn (FOB), giảm 4%USD/tấn so với 431USD/tấn ghi nhận trong cùng kỳ năm 2014.

Từ 01-23/7/2015, Việt Nam xuất khẩu được 213.619 tấn gạo, giảm 65% so với 615.844 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 7/2014, và giảm 66% so với 632.010 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 6/2015. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 7 là vào 380USD/tấn, giảm 12%USD/tấn so với 7/2014 và giảm 6,5%USD/tấn so với tháng 6/2015

3. Indonesia

Chính phủ Indonesia dự báo sản lượng lúa năm 2015 đạt 75,20 triệu tấn, giảm nhẹ so với 75,5 triệu tấn. Hạn hán đã ảnh hưởng đến 111.000 ha/14 triệu  diện tích lúa xuống giống, trong đó có 8.900 ha đất bị thiệt hại nặng. Chính phủ đã phân bổ 2,8 nghìn tỷ Rupiah (208 triệu USD) để hỗ trợ ngành lúa gạo. Với nguồn kinh phí này, chính phủ đang có kế hoạch phát triển cung cấp nước cho các khu vực bị hạn hán. Chính phủ Indonesia đã thành công trong việc bảo vệ 102.000 ha lúa thoát khỏi hạn hán trong thời gian từ tháng 10/2014- 7/2015. Chỉ có 57.000 ha đất lúa bị thiệt hại do hạn hán trong thời gian 10 tháng, so với 159.000 ha bị thiệt hại năm 2014. cứu được 500.000 tấn lúa trị giá 149 triệu USD bị mất do hạn hán

4. Campuchia

Các nhà xuất khẩu gạo Campuchia đang lo lắng sẽ mất thị phần trong Liên minh châu Âu (EU) nếu Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-EU miễn thuế (EU-V BFTA) được hoàn thiện. Theo thỏa thuận trên, EU đang có kế hoạch nhập khẩu 76.000 tấn gạo, chủ yếu là gạo lứt và xát trắng từ Việt Nam với mức thuế không phần trăm. EU nhập khẩu gạo từ các nước kém phát triển châu Á (least developed countries LDCs) như Campuchia và Myanmar với mức thuế không phần trăm.

Campuchia được\ phân bổ 250.000 tấn/năm  hay 22% tổng lượng gạo nhập khẩu hàng năm của EU. Hiệp định song phương Việt Nam-EU sẽ là thách thức lớn đối với xuất khẩu gạo của Campuchia. Trong thời gian tới, Campuchia cần phải nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ hậu cần để duy trì cạnh tranh. Đặc biệt, nông dân cần phải nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Campuchia nên tập trung vào xuất khẩu gạo thơm sang EU để đối phó với cạnh tranh gay gắt từ Việt Nam. EU chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Campuchia, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào thị trường EU. Campuchia đang nỗ lực tìm kiếm thị trường khác ở châu Á, như Trung Quốc và Malaysia, cũng như châu Phi

Bộ Thương mại Campuchia đã đồng ý đầu tư 450.000 USD để hỗ trợ phát triển ngành hàng lúa gạo và đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ Thương mại đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Liên đoàn Lúa gạo Campuchia gồm có nông dân, nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu để tăng cường xuất khẩu gạo của cả nước. Nguồn kinh phí sẽ được sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu thông qua các cuộc triển lãm ở nước ngoài, chi phí cho các thảo luận ký hợp đồng chính phủ với chính phủ (G2G)  cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng ở  địa phương. Campuchia đã xuất khẩu 283.825 tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng 60% so với 177.928 tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Campuchia đã xuất khẩu được 387.100 tấn gạo năm 2014.

Chính phủ Trung Quốc hứa cho Campuchia vay 300 triệu USD để phát triển hệ thống kho bảo quản lúa gạo trong nước. Nhưng phía Campuchia đã không thể đáp ứng các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Tháng 12/2014, Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia gửi dự thảo biên bản ghi nhớ (MoU) cho chính phủ Trung Quốc tìm khoản vay 300 triệu USD nhằm xây dựng và phát triển kho lúa gạo trong nước. Campuchia muốn xây 10 kho gạo, có sức chức tổng cộng 1,2 triệu tấn lúa / gạo để đảm bảo có nguồn nguyên liệu liên tục cung cấp cho các máy xay xát và xuất khẩu. Hai bên đang đàm phán vì bên nào cũng muốn lợi ích phần mính. Do thiếu kho, phần lớn lượng lúa của Campuchia phải chuyển qua Thái Lan và Việt Nam.

5. Philippines

Nha Khí tượng Thiên văn cảnh báo El Nino yếu vào tháng 3, đạt mức trung bình vào tháng 6, phát triển mạnh vào tháng 10. El Nino hiện tại có thể bằng hoặc thậm chí vượt qua cường độ của El Nino 1997-1998 được gọi là "El Nino của thế kỷ 20. El Nino sẽ đạt đỉnh vào tháng 10/2015 đến tháng 1/2015 và kéo dài cho đến tháng 5/2015. Philippines xây dựng chiến lược giảm thiểu những tác động bất lợi của El Nino đối với nông nghiệp và kinh tế. Đợt El Nino 1997-1998, 70% diện tích Philippines bị khô hạn, thiếu nước và lương thực.

Đã có 74.000 ha đất nông nghiệp ở 18 tỉnh trong cả nước đã bị ảnh hưởng bởi các đợt hạn hán giữa tháng 5-6/2015. Diện tích trồng lúa vụ nghịch 2014-15  vụ mùa tuận 2015-16 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết đầu tháng này rằng đã tích cực hỗ trợ nông dân đối phó với tình trạng khô hạn. Chính phủ đang phát triển bộ giống lúa chịu hạn cũng như tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi và chuyển giao kỹ thuật canh tác hiện đại cho nông dân.

Mục tiêu chính phủ đạt sản lượng 20,8 triệu tấn lúa năm 2015. Sản lượng lúa 6 tháng đầu năm 2015 đã đạt 8,3 triệu tấn, giảm 1% so với năm 2014 là 8,39 triệu tấn và giảm 2,4% so với mục tiêu 8,5 triệu tấn. Chính phủ đang đánh giá nhu cầu nhập khẩu thêm gạo, hiện đã nhập 750.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan, và cũng đã cho phép các tư nhân nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo WTO với mức thuế 35%. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) được phép nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong trường hợp El Nino tăng cường. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Philippines đạt sản lượng 19,683 triệu tấn lúa niên vụ 2015-16 So với 18,857 triệu tấn niên vụ 2014-15 MY. Philippines sẽ nhập khẩu 1,7 triệu tấn gạo năm 2015 so với 1,2 triệu tấn năm 2014.

Philippines Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đang mời gọi các tổ chức nông dân (FOS) và hiệp hội nông dân (farmers associations Fas) để phân phối 100.000 tấn gạo dự trữ theo chương trình phân phối gạo đến nông dân. Theo chương trình này, các tổ chức hội nông dân được giao phân phối 2 triệu tấn gạo nhập khẩu loại bao 50 kg dự  trữ từ năm 2014. Giá gạo phân phối loại 25% tấm 0.55 USD/kg (11.956 đồng/kg), gạo 15% tấm giá 0,66 USD/kg (14.385 đồng/kg)

 6. Ấn Độ

Tổng diện tích xuống giống lúa vụ mùa 2015 (Kharif tháng 6-tháng 12) đạt 22,8 triệu ha đến ngày 31/7/2015, tăng 6% so với 21,5 triệu ha cùng kỳ năm 2014. Hạn hán do El Nino khả năng làm giảm triển vọng sản lượng năm 2015. IMD đã dự báo mô hình El Nino để đạt từ trung bình và mạnh lên trong mùa mưa (tháng 6-9)

Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch mua 30 triệu tấn gạo trong vụ mùa lúa niên vụ 2015-16 Kharif (tháng 10/2015 - tháng 9/2016). Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đã thu mua được 31.518 triệu tấn gạo đến ngày ngày 15/7/2015.

7. Pakistan

Pakistan xuất khẩu 3,93 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014-tháng 6/2015), tăng 6% so với 3,72 triệu tấn xuất khẩu niên vụ 2013-14. Trong đó có 495.649 tấn gạo basmati và 3,43 triệu tấn gạo trắng thường. Xuất khẩu gạo Pakistan đã mang về 2,035 tỷ USD, trong đó có 533 triệu USD xuất khẩu gạo Basmati, 1,5 tỷ USD gạo trắng thường.

8. Myanmar

Công ty Quốc doanh Dịch vụ Nông nghiệp Myanmar (MAPCO) sẽ chuyển 3.000 tấn gạo sang Trung Quốc, một phần trong số 100.000 tấn được xuất khẩu sang Trung Quốc theo biên bản ghi nhớ (MoU) ký kết giữa Myanmar (MRF) và Trung Quốc. Có 9 công ty được chọn tham gia xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, mỗi công ty phải đóng 1 triệu kyat (9.043 USD) để phối hợp mua và bán gạo.

Trung Quốc là thị trường chính của gạo Myanmar, nhưng hầu hết gạo được xuất sang Trung Quốc qua biên giới phía bắc. Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đã cấm xuất khẩu không chính thức qua biên giới trong tháng 8/2014. Do đó Myanmar buộc phải tìm thỏa thuận thương mại giữa hai nước.

Ở Myanmar, mưa lớn và lũ quét kể từ giữa tháng 7 của vùng Sagaing  thuộc bang Shan và Kachin đã phá hủy hơn 24.000 ha ruộng lúa, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu gạo

Myanmar xuất khẩu 1,8 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15, trong đó có 1,1 triệu tấn đã được xuất khẩu sang Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 20 triệu tấn lúa (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 2 triệu tấn gạo năm  2015

9. Nhật Bản

Trong Hội nghị bộ trưởng kéo dài 4 ngày của 12 quốc gia: Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, bắt đầu vào ngày 28/7/2015 tại Hawaii, Nhật Bản lên kế hoạch đề xuất chỉ nhập khẩu 70.000 tấn miễn thuế đối với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cuộc đàm phán đã bị bế tắc về mở cửa thị trường gạo và mức thuế của Mỹ đánh lên phụ tùng ô tô.

Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản tăng hạn ngạch của Mỹ lên 175.000 tấn. Tuy nhiên, Nhật Bản không đáp ứng yêu cầu của Mỹ để bảo vệ sản xuất lúa trong nước, thiết lập hạn ngạch ở mức 50.000 tấn và dần dần tăng lên 70.000 tấn đến thập niên tới.

Nhật Bản nhập khẩu 770.000 tấn gạo hàng năm theo hạn ngạch qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc nhập khẩu gạo trên hạn ngạch này sẽ chịu mức thuế 778%. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Nhật Bản đạt sản lượng 7,7 triệu tấn gạo và nhập khẩu 700.000 tấn gạo niên vụ 2014-15 (tháng 11/2014-10/2015) để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng năm 8,2 triệu tấn.

Bộ Nông Lâm Ngư  Nhật Bản (MAFF) khuyến khích sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi. Tỷ lệ sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi Nhật Bản đã tăng lên 5% trong 8 tháng đầu niên vụ 2014-15 so với 3% niên vụ 2013-14; trong khi sử dụng bắp vẫn ổn định ở mức 45% trong giai đoạn trên. Chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì một chương trình bình ổn giá thức ăn chăn nuôi qua kết hợp với trợ cấp giá nguyên liệu đầu vào

10. Hàn Quốc

Hàn Quốc được yêu cầu nhập khẩu 408.700 tấn gạo từ các nước tối huệ (MFN) hưởng mức thuế 5% theo chế độ hạn ngạch thuế quan (TRQ). Công ty quốc doanh cổ phần Thương mại nông sản và Thủy sản và Thực phẩm (aT) quản lý việc mua bán tất cả gạo nhập khẩu thông qua đấu thầu và đấu giá . Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo niên vụ 2015-16 (tháng 5/2015-4/2016) đạt 4 triệu tấn, không thay đổi so với năm 2014 dù diện tích xuống giống giảm 2,1% / năm còn 799.000 ha. Sự gia tăng là do việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao. Chính phủ Hàn Quốc đã mua 610.000 tấn gạo, hay 14,4% tổng sản lượng của 214 hợp tác xã tính đến tháng 5/2015. Tiêu thụ gạo Hàn Quốc chỉ có 4,355 triệu tấn, giảm 2% so với 4,5 triệu tấn niên vụ 2014-15.

Phước Tuyên
nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: 5% tấm, usd/tấn còn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264711

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73311682