11:39 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ vọng lớn về thương mại, đầu tư Việt – Mỹ

Chủ nhật - 22/05/2016 22:40
Tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ còn rất lớn, nhất là khi Hiệp định TPP có hiệu lực…

Sau hơn 20 năm kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ, nhìn từ góc độ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ đã có những dấu ấn và bước phát triển quan trọng. Đến nay, Mỹ đã trở thành đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam trên toàn thế giới. Việt Nam cũng đã vươn lên vị thế lên thứ 19 trong số các quốc gia hàng đầu có quan hệ thương mại với Mỹ so với thứ 26 trong năm 2014. Tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư của 2 bên còn rất lớn, nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ nâng quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 nước lên một tầm cao mới.

ky vong lon ve thuong mai, dau tu viet – my hinh 0
Da giầy là một mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Da giầy là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Riêng quý 1 năm nay, tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 12%, tương ứng 918 triệu USD, cao hơn so với thị trường EU đạt gần 900 triệu USD. Như vậy, Mỹ đã vượt qua cả thị trường thị trường EU, vốn lâu nay được coi là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành da giày Việt Nam.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam cho biết, cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất lớn: “Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, các mức thuế giảm về 0% thì cơ hội mở cửa thị trường rất lớn, tăng trưởng xuất khẩu của ngành rất tốt. Năm 2015, thị trường Mỹ tăng trưởng tới 50%, chiếm thị phần lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mọi năm thị trường EU đứng đầu, nhưng năm nay Mỹ đứng đầu. Có thể thấy mức độ quan tâm và cơ hội vào thị trường Mỹ rất lớn.”

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lên tới 11,45 tỷ USD. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Việt Nam chỉ nhập từ Mỹ 2,47 tỷ USD, khiến cán cân thương mại đang nghiêng về phía Việt Nam với mức thặng dư gần 9 tỷ USD. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong số các đối tác thương mại chính của Việt Nam.

Sự “tăng tốc” ngoạn mục này khiến Mỹ đã trở thành đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam trên toàn thế giới. Việt Nam cũng vươn lên vị thế lên thứ 19 trong số các quốc gia hàng đầu có quan hệ thương mại với Mỹ. Để có được những kết quả như ngày hôm nay là cả một chặng đường dài nỗ lực hợp tác, mà một trong những dấu mốc có tầm ảnh hưởng quan trọng, đó là việc hai nước chính thức ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA) vào năm 2000. Sau 15 năm, thương mại giữa Việt Nam – Mỹ tăng trưởng vượt bậc từ mức 1,5 tỷ USD lên tới trên 41,3 tỷ USD vào cuối năm ngoái.

Ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, với kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng lớn, trong tương lai, vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Đây là một thị trường rộng lớn, hàng năm nhập khẩu tới 2.000 tỷ USD, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ mới chỉ chiếm 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, cho thấy, giữa hai nước vẫn còn rất nhiều dư địa để cải thiện hợp tác giao thương, nhất là khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

“Khi có Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam có thể hưởng lợi tốt với dệt may, giày dép, thủy sản…Từ thị trường Mỹ chúng ta có khả năng nhập công nghệ nguồn, đầu tư công nghệ cao, công nghệ chế biến…Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với chúng ta tỷ trọng xuất khâu vào Mỹ tương đối lớn nhưng so với thị trường nhập khẩu ở Mỹ còn nhỏ, cho thấy dư địa còn rất lớn. Nếu chúng ta biết khai thác thì kim ngạch còn lên cao hơn.”- ông Thắng nhấn mạnh.

Bên cạnh thương mại, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ cũng có những bước phát triển vượt bậc. Tính đến cuối năm 2015, các nhà đầu tư Mỹ đã rót trên 11,3 tỷ USD vào Việt Nam, với 781 dự án và xếp vị trí thứ 8 trong tổng số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Từ năm 2006, bắt đầu chứng kiến những dự án lớn của Mỹ tại Việt Nam, trong đó phải kể tới Công ty Intel (Mỹ) đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chipset tại Khu công nghệ cao TPHCM.

Năm 2014, nhà đầu tư Microsoft chuyển các nhà máy, dây chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc, Mexico, Hungary sang Bắc Ninh -Việt Nam và quyết định nâng cấp vốn đầu tư lên 1,5 tỷ USD....Mới đây, công ty Jabil chuyên sản xuất các thiết bị điện tử có nhà máy đặt tại Khu Công nghệ cao TP HCM cũng xây dựng kế hoạch tăng vốn từ 200 triệu USD lên 1 tỷ USD nhằm mở rộng quy mô sản xuất... Ngoài ra, còn triển khai nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thực phẩm, nông nghiệp cũng được triển khai.

Theo báo cáo khảo sát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Mỹ tại các nước thuộc ASEAN được Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore công bố, Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ thứ hai trong ASEAN, sau Indonesia. Các nhà đầu tư Mỹ đang muốn gia tăng đầu tư và đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội đầu tư nước ngoài cho rằng, có đầy đủ cơ sở, tiền đề để đặt niềm tin vào mục tiêu này: “Các nhà đầu tư Mỹ cần nhìn nhận nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam tốt hơn. Đồng thời Việt Nam cũng cần thay đổi cơ bản cách tiếp cận vốn đầu tư của Mỹ. Chúng ta đã có quan hệ tốt từ những chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Và sắp tới Tổng thống Mỹ sẽ thăm chính thức Việt Nam. Tôi cho rằng các tiền đề thu hút vốn đầu tư của Mỹ là đầy đủ. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu của các nhà đầu tư Mỹ, giải quyết được các vấn đề mà doanh nghiệp của Mỹ quan tâm. Lúc đó mục tiêu Mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam sẽ thành hiện thực.”

Nếu như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ mở một trang mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, thì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ là một “cú hích” mang đến nhiều cơ hội lớn về thương mại và đầu tư giữa hai nước. Cùng với đó, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai bên không chỉ thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên mà còn đặt ra nhiều kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới./.

 
(Nguồn tin:VOV)  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 35321

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 262910

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73309881