19:47 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ vọng về xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm

Thứ tư - 05/09/2018 06:43
Sau gần 4 tháng rơi vào trầm lắng do thiếu nhu cầu, xuất khẩu gạo đang được kỳ vọng sẽ sôi động và có nhiều tín hiệu tích cực hơn trong những tháng cuối năm nay.

Trung Quốc giảm thị phần nhập khẩu gạo

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 8/2018 khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt 441.000 tấn với giá trị đạt 209 triệu USD.

Bốc xếp gạo xuất khẩu sang Indonesia tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ/ TTXVN

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo ước đạt 4,4 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2018 đạt 507 USD/tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2017. 

Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vẫn đang có mức tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là về mặt giá trị. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, kể từ thời điểm cuối tháng 5/2018 đến nay, thị trường lúa gạo vẫn chưa thực sự sôi động trở lại. Nhu cầu tiêu thụ của các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… trong quý II và III/2018 không có nhiều. 

Một doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện giá gạo 5% tấm của Thái Lan đang được bán ở mức 390 USD/tấn, trong khi đó giá thành gạo ở Việt Nam cũng đã ở mức này. 

Việc giá gạo thông dụng của Thái Lan năm nay được chào bán khá thấp đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Với giá thành gạo ở Việt Nam còn khá cao thì các doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh được về giá bán nên lượng tiêu thụ và kí hợp đồng mới của các doanh nghiệp trong vài tháng gần đây là không lớn. 

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết, thị trường tiêu thụ gạo hiện vẫn còn khá trầm lắng với nhu cầu yếu hoặc có nhu cầu nhưng đối tác chỉ mua với giá thấp. 

Do vậy, trong những tháng gần đây, mỗi tuần doanh nghiệp này chỉ ký hợp đồng bán với số lượng khá nhỏ giọt, khoảng 1.000 tấn và nhiều khả năng năm nay không đạt kế hoạch đề ra. Mặc dù trước đó, trong 5 tháng đầu năm nay tiêu thụ khá tốt nhưng cũng không đủ bù đắp cho xu hướng sụt giảm xuất khẩu hiện nay. 

Đáng kể nhất là việc Trung Quốc đột ngột áp thuế nhập khẩu gạo khá cao lên đến 50% kể từ đầu tháng 7/2018 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ gạo ở thị trường này, đặc biệt là mặt hàng nếp. Thậm chí, có thời điểm giá gạo nếp xuất khẩu bị các doanh nghiệp Trung Quốc “ép” xuống mức 380 USD/tấn, thay vì mức 530-540 USD/tấn so với hồi đầu năm. 

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho thấy, mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay, tuy nhiên thị phần đã giảm mạnh chỉ còn chiếm 24,7% thị phần thay vì trên 40% ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái. 

Cũng trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 927.000 tấn và 491 triệu USD, giảm đến 32,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. 

Chờ nhu cầu thị trường phục hồi 

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ sôi động hơn sau gần 2 quý rơi vào trầm lắng, do thiếu nhu cầu. 

Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ gạo sẽ tiếp tục tăng từ thị trường Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Iraq và các nước châu Phi. Philippines có nhu cầu nhập khẩu thêm 500.000 – 800.000 tấn từ này đến cuối năm để bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt và ổn định giá gạo trong nước. 

Các doanh nghiệp Trung Quốc vừa qua cũng đã làm việc với các doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long để tìm cơ hội hợp tác trong thương mại gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lớn của nước này. Các nước Indonesia, châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu ở các tháng cuối năm để đối phó với sản xuất suy giảm do bão lũ… 

Mặt khác, xuất khẩu gạo được dự báo sẽ sôi động hơn từ quý 4 năm nay, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu với chủng loại đa dạng hơn, nhờ Chính phủ vừa thông qua Nghị định 107/2018 thay thế Nghị định 109 về xuất khẩu gạo. 

Các doanh nghiệp cũng dự báo từ tháng 10 trở đi, tình hình xuất khẩu gạo sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan hơn. Nhu cầu gạo từ thị trường Philippines và Indonesia được kỳ vọng sẽ làm lực đẩy cho giá gạo Việt Nam có mốc mới. 

Về phía các doanh nghiệp, việc xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc đang đặt ra bài toán tìm kiếm thị trường mới cho ngành gạo Việt Nam, nhất là mặt hàng gạo nếp. 

Theo nguồn tin từ các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp đang tìm cách đẩy mạnh tiêu thụ nếp sang thị trường Indonesia nhằm tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

Đây là một thị trường ở khu vực Đông Nam Á cũng có thói quen tiêu thụ nếp và có ít doanh nghiệp trước đây vẫn xuất khẩu sang thị trường này nhưng khối lượng không nhiều. Nhờ động thái tích cực này mà giá gạo nếp xuất khẩu trên thị trường hiện có xu hướng tăng nhẹ, dao động ở mức 440 USD/tấn, thay vì dưới 400 USD/tấn như thời điểm tháng 7-8 vừa qua. 

Tuy vậy, trong bối cảnh đó, ngành gạo cũng có nhiều thách thức phải đối mặt. Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), trong thời gian tới, Philippines và Indonesia có mua thì cũng theo phương thức đấu giá hoặc đàm phán với giá thấp. Dù ký kết theo hợp đồng tập trung hay thương mại thì gạo Việt Nam cũng đang trong thế khó. 

Bởi lẽ, có một nghịch lý hiện nay là giá gạo thông dụng xuất đi các thị trường tập trung đang ở mức giá ngang bằng hoặc cao hơn so với các đối thủ. Do diện tích gieo trồng không nhiều nên bất kể thời điểm nào có thông tin Việt Nam trúng thầu hợp đồng tập trung hoặc có nhu cầu thì giá loại gạo này ở trong nước đều tăng “vùn vụt”. 

Vì vậy, các đơn vị chức năng cần thận trọng khi đàm phán, vì giá gạo nguyên liệu trong nước chắc chắn sẽ biến động khi có nhu cầu. Nếu không có tồn kho trước đó thì ngành gạo và các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể sẽ bị thua lỗ nặng như vài trường hợp đã xảy ra trước đó. 

Hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã vào đợt cuối vụ thu hoạch lúa Hè Thu và bắt đầu xuống giống vụ Thu Đông. Theo Cục Trồng trọt, tính đến ngày 30/8, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch ước khoảng 1,1 triệu ha diện tích lúa Hè Thu trên tổng 1,6 triệu ta gieo trồng, với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha. Đồng thời, các địa phương này cũng bắt xuống giống vụ Thu Đông 2018 với diện tích khoảng 475.000 ha trên 745.000 ha diện tích theo kế hoạch./. 

Tác giả bài viết: Hứa Chung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 835403

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71062718