23:31 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm Kỳ II: Thay đổi tư duy để phát triển

Thứ bảy - 08/08/2015 23:40
Khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, cánh cửa hội nhập “gõ” vào từng ngành hàng. Đối với ngành chăn nuôi, thay đổi tư duy là “chìa khóa” để đứng vững và phát triển.
Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm  Kỳ II: Thay đổi tư duy để phát triển

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm Kỳ II: Thay đổi tư duy để phát triển

Ngành chăn nuôi khó đứng vững khi hội nhập

Hiện nay, thuế nhập khẩu thịt gà vào Việt Nam ở mức cao, khoảng 15- 40%. Tuy nhiên, tới đây, khi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước, các khu vực, đặc biệt là Hiệp định TPP được ký kết thì rất có thể hàng rào bảo hộ sẽ không còn. Khi đó, thuế nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu giảm xuống 0%. Không riêng gia cầm, ngành chăn nuôi trong nước sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn.

Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)- khi Việt Nam gia nhập TPP thì chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm thịt, trứng, sữa nhập khẩu từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Để tồn tại, cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải liên kết lại để sản xuất số lượng lớn, tăng sức cạnh tranh. Cơ quan quản lý cũng cần có chính sách giúp người dân từng bước thích nghi với những thay đổi này.

Bên cạnh đó, nhiều năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn theo hướng tự cung, tự cấp, xóa đói, giảm nghèo; phát triển theo kinh nghiệm truyền thống hộ gia đình, không tính đến xuất khẩu. Ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi- cho rằng, với cách tiếp cận này, ngành chăn nuôi khó đứng vững khi hội nhập. Do đó, đã đến lúc phải thay đổi tư duy, phát triển chăn nuôi theo thị trường, trong đó doanh nghiệp phải là đầu tàu. Tuy nhiên, để có thể thu hút doanh nghiệp, Chính phủ phải có chính sách khuyến khích không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào chăn nuôi.

Tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi không phải là điều chỉnh cơ cấu mà phải thay đổi nhận thức và cách tiếp cận để phát triển ngành theo hướng hàng hóa, cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Theo đó, không chạy theo số lượng mà tập trung vào năng suất, chất lượng về con giống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức lại sản xuất, áp dụng công nghệ cao, giảm chi phí, giá thành trong chăn nuôi và thú y. Hiện thực hóa chủ trương này, Bộ NN&PTNT đang tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bắt đầu từ con giống. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang nỗ lực cùng với các địa phương phát triển sản xuất ngô trong nước, giảm giá thành sản xuất thức ăn cho người chăn nuôi…

Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào một số nhóm giải pháp: Hoàn thiện quy hoạch chăn nuôi phù hợp với nội dung và mục tiêu tái cơ cấu; đảm bảo phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, trong đó thị trường là yếu tố quan trọng cần phải được cân nhắc kỹ. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi thông qua tổ chức chuỗi liên kết trong sản xuất.

Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa các thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là loại bỏ các chi phí không phù hợp, giảm thời gian thẩm định dự án, thông quan hàng nhập khẩu; quản lý tốt chất lượng và an toàn vật tư chăn nuôi, nhất là quản lý chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi…

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát:

Thực hiện các giải pháp cấp bách để tái cơ cấu ngành chăn nuôi không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà còn để đứng vững trên sân nhà.

Kỳ III: Nâng cao sức mạnh nội lực

TIN LIÊN QUAN
Kỳ I: Gà ngoại “đè” chết gà nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 168


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 243404

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73290375