23:22 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thứ tư - 12/10/2016 05:02
Khu vực ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có địa hình nhỏ hẹp và dốc. Đặc điểm tự nhiên này chi phối lớn đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương, trong đó có ngành chăn nuôi. Theo điều tra của Trường đại học Nông lâm Huế, chăn nuôi của ba tỉnh chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún, vì vậy, đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp là giải pháp cơ bản để các tỉnh ở Bắc Trung Bộ nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi theo hướng bền vững.
Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần có những mô hình liên kết chặt chẽ, tổ chức cơ sở sản xuất con giống, thức ăn bảo đảm quy trình khoa học, hiệu quả. Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần có những mô hình liên kết chặt chẽ, tổ chức cơ sở sản xuất con giống, thức ăn bảo đảm quy trình khoa học, hiệu quả. Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Thay đổi tập quán chăn nuôi

Theo kết quả thống kê gần đây của Trường đại học Nông lâm Huế, ngành chăn nuôi của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chủ yếu nuôi nhỏ lẻ, trong từng hộ gia đình. Cụ thể, tổng đàn trâu có 78.330 con, đàn bò có 161.650 con (95% nuôi nhỏ lẻ); đàn lợn có 825.100 con (80 - 85% nuôi nhỏ lẻ); đàn gà có khoảng 4,6 triệu con (80 - 90% nuôi nhỏ lẻ).

Ưu điểm của chăn nuôi quy mô nhỏ là tận dụng được nguồn lực lao động gia đình, đất đai, thức ăn, nhất là phụ phẩm nông nghiệp; không cần nhiều vốn, không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ quản lý; tạo nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Song, nhược điểm là khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; năng suất thấp (do tăng trọng thấp, sinh sản kém, chi phí thức ăn cao...); khó tiếp cận thị trường tiêu thụ, dễ bị ép giá; ô nhiễm vì chất thải không được xử lý tốt và khó áp dụng công nghệ cao. Đặc biệt, khi nước ta gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ sẽ khó có chứng nhận nguồn gốc, do đó khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Trong ba tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Quảng Bình là địa phương có đàn gia súc, gia cầm tương đối lớn, ít xảy ra dịch bệnh nhất. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Quảng Bình, hiện đàn trâu của tỉnh có gần 26 nghìn con, đàn bò có 97 nghìn con, đàn lợn 360.569 con và đàn gia cầm hơn 2,7 triệu con. Giá trị chăn nuôi hằng năm đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm hơn 44% tỷ trọng trong nông nghiệp.

Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Phan Văn Khoa nhận xét, không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của chăn nuôi theo phương thức nông hộ trong việc tạo nguồn thu nhập cho chính hộ gia đình trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, chăn nuôi nông hộ không phát huy hiệu quả, có lúc thu không đủ chi và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư.

Trưởng phòng Chăn nuôi - Trồng trọt (Sở NN và PTNT Thừa Thiên - Huế) Trần Quang Phước cho rằng, do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên nhiều người chỉ nuôi chừng năm đến mười con lợn, chủ yếu là các giống truyền thống, như lợn Cóc Van, Móng Cái..., có tỷ lệ nạc thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Bên cạnh đó, nhiều người còn e ngại nuôi các giống lợn ngoại, tỷ lệ nạc cao, do chưa nắm vững kỹ thuật nuôi, sợ đầu ra bấp bênh.

Người dân ở các địa phương miền núi, vùng gò đồi của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế thường có thói quen thả rông trâu, bò. Sau khi mua trâu, bò giống về, người dân đưa vào rừng để chúng tự kiếm thức ăn, không bỏ công chăn dắt, lúc cần bán, họ lại vào rừng lùa về. Chính tập quán chăn nuôi lạc hậu này đã nảy sinh những rắc rối, phức tạp. Do địa hình rừng núi đi lại khó khăn, việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gần như không thể, nên nhiều trâu, bò nhiễm bệnh chết trong rừng. Việc trâu, bò thả rông không quản lý được, dẫn đến tranh chấp vật nuôi, gây mất an ninh - trật tự ở địa phương (từng xảy ra ở Quảng Bình, Quảng Trị).

Bên cạnh đó, trâu, bò khi thả rông, bản tính hoang dã trỗi dậy, thường xuyên phá hoại rừng trồng, vườn cao-su, hoa màu, thậm chí đe dọa tính mạng người dân. Thời gian gần đây, nhiều công nhân lâm nghiệp và người dân ở hai xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ và Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) bị đàn trâu tiến công gây thương tích khi vào rừng sản xuất.

Đa dạng hóa mô hình liên kết

Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Vởn (Khoa Chăn nuôi thú y, Trường đại học Nông lâm Huế), để mang lại thành công trong chăn nuôi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà”: nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý. Đây là yếu tố then chốt trong tổ chức sản xuất hiện nay. Trong đó, người nông dân cần liên kết với nhau như là yếu tố bắt buộc, chí ít phải có sự liên kết giữa vài nhà (thí dụ nhà nông và nhà buôn). Việc liên kết cần tuyệt đối tránh hình thức, hành chính và duy ý chí.

Thực tế, người nông dân đã nhận thức được điều này, khi họ bỏ cả tỷ đồng để đầu tư trang trại nuôi gia súc, gia cầm. Ông Trần Đình Châng ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là người tiên phong trong đầu tư chăn nuôi lợn ở vùng gò đồi. Năm 2015, gia đình ông ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam. Chuồng trại chăn nuôi của gia đình ông được công ty công nhận đạt chuẩn quốc tế, có hệ thống điều hòa sử dụng hơi nước mát lạnh trong mùa hè, ấm vào mùa đông. Công ty CP Việt Nam đầu tư 100% giống lợn đạt tiêu chuẩn, toàn bộ thức ăn, vắc-xin tiêm phòng. Ông Châng cho biết, hiện trang trại nuôi 1.000 con lợn/lứa, mỗi năm hai lứa xuất chuồng, gia đình thu lãi gần 700 triệu đồng.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện Quảng Bình có 107 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN và PTNT, trong đó có 10 trang trại chăn nuôi lợn, 10 trang trại chăn nuôi gia cầm và 87 trang trại chăn nuôi tổng hợp. Ngoài ra, một số dự án có quy mô lớn đang trong quá trình đầu tư, như dự án chăn nuôi bò thịt áp dụng công nghệ cao của Công ty TNHH chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình (29 nghìn con), dự án chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt của Công ty Quảng Bình Milk (10 nghìn con), trang trại chăn nuôi siêu nạc Buntaphan (Thái-lan)…

Trang trại chăn nuôi 1.000 con lợn mỗi lứa tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Tại Quảng Trị, các mô hình liên kết trong chăn nuôi ngày càng phát triển. Trong đó, liên kết ngang (sử dụng chung một loại thức ăn, được hướng dẫn cùng một quy trình kỹ thuật và cùng tiêu thụ chung một phần sản phẩm), như ở HTX Long Hưng (huyện Hải Lăng), HTX Đoàn Kết (huyện Cam Lộ)... nuôi từ 20 đến 50 lợn nái và 100 đến 200 lợn thịt/năm. Liên kết dọc (các khâu từ cung ứng giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng phòng bệnh đến tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn do doanh nghiệp bao tiêu) hiện có 16 mô hình, với quy mô nuôi lợn thịt từ 1.000 con/trang trại, trong đó có trang trại nuôi 3.000 đến 4.000 con lợn.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhiều trang trại chăn nuôi lợn đã liên kết với Công ty CP Việt Nam và Công ty Thái Việt Swinline để được cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua lợn khi xuất chuồng. Nhờ vậy, ngoài khoản thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, điều mà các hộ nông dân yên tâm nhất, đó là giảm được đến mức thấp nhất rủi ro trong chăn nuôi; không lo ngại về đầu ra, con giống kém chất lượng, nguồn gốc thức ăn chăn nuôi cũng như vấn đề phòng dịch.

Xây dựng vùng chăn nuôi tập trung

Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế Hồ Vang cho rằng: “Cùng với liên kết, muốn chăn nuôi có hiệu quả, các địa phương cần quy hoạch vùng hợp lý. Mỗi vùng miền có điều kiện đất đai, môi trường, khí hậu khác nhau, nên chọn các loại vật nuôi phù hợp để bố trí sản xuất. Chẳng hạn, ở vùng cát Quảng Điền có lợi thế chăn nuôi lợn, gà; vùng cát Phong Điền chủ yếu chăn nuôi lợn; ở các vùng gò đồi có thể chăn nuôi được cả lợn, gà và đại gia súc...”.

Cùng quan điểm này, theo Phó Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị Nguyễn Sinh Tung, tại Quảng Trị, bước đầu đã hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung như vùng chuyên nuôi lợn ở xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng; vùng chăn nuôi trang trại, gia trại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa. Phó trưởng Phòng NN và PTNT huyện Bố Trạch (Quảng Bình) Nguyễn Cẩm Long khẳng định: Xu hướng hiện nay là nhiều người dân trên địa bàn liên kết với nhau theo hình thức nhóm, tổ chăn nuôi, từ đó hình thành vùng chăn nuôi tập trung. Hiện ở Bố Trạch đã có bốn vùng chăn nuôi tập trung ở các địa hình khác nhau.

Mặc dù các mô hình liên kết trong chăn nuôi của Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bước đầu mang lại hiệu quả nhất định, song vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Để ngành chăn nuôi của các địa phương tiếp tục phát triển theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các tỉnh cần tiếp tục ưu tiên phát triển trang trại quy mô vừa và lớn, trên cơ sở liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Riêng đối với chăn nuôi nông hộ, các địa phương cần tổ chức lại theo hướng hình thành các tổ hợp tác, câu lạc bộ chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đồng thời phát huy lợi thế của từng địa phương để phát triển các loại vật nuôi “đặc sản”, nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm ổn định, bền vững.

Vấn đề quan tâm hiện nay trong phát triển chăn nuôi ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là quy hoạch đất đai, theo hướng tăng diện tích cho mỗi trang trại, tổ chức sản xuất theo hợp tác để có sản phẩm hàng hóa (như trang trại sản xuất con giống, trang trại sản xuất thịt, trang trại sản xuất thức ăn...), xây dựng hợp tác dịch vụ thị trường, áp dụng kỹ thuật tiến bộ, quy trình giết mổ cần được chuẩn hóa, quản lý tốt chất thải...

GS, TS Lê Đức Ngoan
Trường đại học Nông lâm Huế

 

 

Theo Hương Giang, Văn Hai, Công Hậu/nhandan.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 842582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71069897