08:21 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lúa giảm năng suất, giá tăng cao

Thứ bảy - 25/02/2017 09:49
Do ảnh hưởng thời tiết, năng suất lúa đông xuân ở vùng ĐBSCL giảm hơn so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, do giá lúa tăng, người dân vẫn thu lợi khá.

Lúa thơm tăng 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ

Hiện nay, nhiều địa phương như huyện Vị Thuỷ, thị xã Long Mỹ, huyện Châu Thành A… thuộc tỉnh Hậu Giang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Nhiều hộ dân phấn khởi cho hay, giá lúa đang ở mức cao. Cụ thể: Lúa IR 50404 là 4.700 đồng/kg, OM 5451 là 5.200 đồng/kg, RVT là 5.800 đồng/kg, Jasmine từ 5.400- 5.500 đồng/kg.

 

lua giam nang suat, gia tang cao hinh anh 1

Người dân xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thu hoạch lúa đông xuân 2016-2017. Ảnh:  Huỳnh Xây

Mức giá này tăng bình quân khoảng 400 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán và tăng từ 300 – 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với lúa thơm Jasmine, tăng khoảng 1.000 đồng/kg (lúa đông xuân 2015-2016 có giá bán từ 4.500-4.600 đồng/kg).

Ông Lê Văn Bình ngụ tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy cho biết: “So với trước tết, giá lúa đông xuân đã tăng khoảng 400 đồng/kg. Do giá tăng, các thương lái đến tận ruộng thu mua lúa tươi, tôi không cần tìm kiếm thương lái như vụ hè thu hay thu đông trước đó. Gia đình tôi có gần 1ha lúa OM 5451, với giá 5.200 đồng/kg, trừ hết chi phí thì thu lợi khoảng 20 triệu đồng”. Như ông Bình, nhiều hộ dân lân cận vui mừng cho rằng, vụ đông xuân là vụ lúa chính, quan trọng trong năm, khi giá lúa cao đã giúp người dân tăng thêm lợi nhuận, có thêm nguồn kinh phí để chuẩn bị cho vụ lúa hè thu sắp tới.

 

lua giam nang suat, gia tang cao hinh anh 2

“Mặc dù chi phí đầu tư cho vụ đông xuân thấp hơn các vụ khác trong năm nhưng lại cao hơn các vụ đông xuân trước đó từ 100.000 - 200.000 đồng/công (1.000m2). Bù lại, giá lúa bán ra rất cao. Vụ này lời nhiều, người dân chúng tôi ai cũng phấn khởi” – ông Huỳnh Hữu Nghị, ngụ xã Vị Thanh chia sẻ.

Theo phóng viên tìm hiểu, không riêng tỉnh Hậu Giang, nhiều vùng lúa ở các địa phương như quận Ô Môn, quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ), huyện Cầu Kè và huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh), huyện Tam Nông và Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), huyện An Biên, Tân Biên (Kiên Giang)… cũng đã bước vào đợt thu hoạch.

Riêng TP. Cần Thơ đã thu hoạch khoảng 10.000ha trên tổng số gần 85.000ha lúa đông xuân. Năng suất bình quân đạt khoảng 5,8 tấn/ha, thấp hơn vụ đông xuân trước từ 100-200 kg/ha. Đến cuối tháng 2, người dân của thành phố này sẽ thu hoạch dứt điểm đợt 1 với khoảng 40% diện tích. Đa số các diện tích đều được thương lái đặt cọc thu mua.

Thị trường tiêu thụ nội địa tăng mạnh

Ông Lê Văn Đời – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, năng suất vụ lúa chính trong năm thấp hơn so với cùng kỳ là do 3 yếu tố và những yếu tố này đều do ảnh hưởng của thời tiết. “Thứ nhất, do một số khu vực xuống giống sớm để né mặn. Thứ hai, do nắng nhiều dẫn đến thời gian sinh trưởng của cây lúa rút ngắn nhưng người dân lại căn cứ theo thời gian sinh trưởng bình thường của cây lúa để phun thuốc, bón phân. Cuối cùng do trong giai đoạn sinh trưởng, mưa trái mùa thường xuyên xảy ra, làm nhiều diện tích bị đổ ngã. Tính trung bình, năng suất lúa vụ này chỉ đạt 5,9 tấn/ha trong khi đó mọi năm đạt trên 6 tấn” – ông Đời phân tích.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn ở ĐBSCL, thì giá lúa tăng hiện tại một phần là do có lượng gạo cần xuất khẩu sang Philippines trong tháng 2.

Ông Đời thông tin thêm: “Thị trường tiêu thụ có nhiều tín hiệu khả quan nên các doanh nghiệp, thương lái đẩy mạnh việc thu mua. Người dân chỉ cần ở tại ruộng, bán lúa tươi, không cần đem về nhà phơi, rồi đi tìm thương lái như trước”.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP.Cần Thơ) cho hay, giá lúa cao là do những tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu có tín hiệu khả quan. Ông Bình khẳng định: “Nhu cầu năm nay tích cực hơn năm trước. Đầu năm các hợp đồng xuất khẩu của các công ty tương đối tốt”. Ông Bình cũng cho biết, tuy năng suất lúa đông xuân sớm giảm nhưng những vùng lúa gieo sạ muộn sẽ trúng mùa, có năng suất cao hơn.

Theo bà Ngô Ngọc Yến - Giám đốc Doanh nghiệp Yến Ngọc (TP.HCM), nguyên nhân giá lúa gạo tăng trong thời gian gần đây là do nông dân một số địa phương ở ĐBSCL chuyển sang sản xuất lúa nếp, giảm diện tích sản xuất lúa thơm. Trong khi đó, nhu cầu gạo thơm thị trường nội địa hiện đang tăng mạnh. Ngoài ra, năng suất lúa đông xuân sớm đang được thu hoạch và vụ hè thu trước đó sụt giảm mạnh cũng là một yếu tố có tác động đến diễn biến của giá lúa.

Tác giả bài viết: Huỳnh Xây

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 42606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118598

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65104542