20:56 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mật ong Việt bay xa: Tại sao không?

Thứ bảy - 04/11/2017 08:26
Mấy năm gần đây, sản lượng mật ong tăng đáng kể, đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong.

Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi ong mật, xây dựng thương hiệu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

Với hệ sinh thái thực vật phong phú, Việt Nam hội đủ mọi điều kiện để phát triển nghề nuôi ong lấy mật, trong đó, vùng sản xuất mật ong tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. 

Tinh hoa của núi rừng

Theo nghề nuôi ong lấy mật từ 5 năm nay, ông Sùng Sính Vư, thôn Thành Ma Tủng, xã Sả Phìn (Đồng Văn – Hà Giang), đã nằm lòng những “tính cách” của đàn ong. Sau những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, đàn ong của gia đình ông ngày càng phát triển, không những  thế, ông còn tập hợp những người cùng nghề thành lập Tổ nghề nghiệp nuôi ong xã Sả Phìn với 15 hộ tham gia.

Ông Vư cho biết, mật ong bạc hà từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của vùng cao nguyên đá Hà Giang, chính vì vậy, sản phẩm của tổ làm ra đến đâu được thị trường tiêu thụ hết đến đó, với giá bình quân lên đến 500.000 đồng/lít. Nhờ đầu ra thuận lợi, đến nay, tổ nuôi ong của ông Vư đã phát triển được 500 đàn, sản lượng mật khoảng 1,6 tấn.

Không chỉ ông Vư, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có cơ hội xóa nghèo, làm giàu nhờ con ong mật. Cây bạc hà dại chỉ có ở trên cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành nguồn nuôi dưỡng đàn ong, cho ra những dòng mật thơm mát, chất lượng cao không nơi nào có được. Chính vì vậy, năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang trên địa bàn 47 xã thuộc 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.

Tính đến năm 2016,  Hà Giang có 34.093 đàn ong, sản lượng mật đạt 192,02 tấn. Điều đáng ghi nhận là, từ sau khi có chỉ dẫn địa lý, cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, trên địa bàn đã hình thành nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong. Chỉ tính riêng 4 huyện vùng cao nguyên đá đã có 8 doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mật ong bạc hà “Mèo Vạc”, chiếm khoảng 30% sản lượng mật ong toàn vùng.

Nhờ đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ nên qua thống kê, rà soát năm 2016, tổng diện tích cây bạc hà tại 4 huyện vùng cao núi đá của Hà Giang là 4.199,05ha.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, nghề nuôi ong mật của tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn như: công tác quản lý nhãn mác, bao bì, lô gô chỉ dẫn địa lý, quảng bá và giới thiệu sản phẩm chưa được chú trọng, chưa có sự liên kết chặt chẽ. Sản phẩm đã được thị trường  chấp nhận nhưng chủ yếu bán lẻ cho người tiêu dùng và người thu gom. Một số tổ chức, cá nhân lạm dụng việc nuôi bằng cách cho ăn đường, mật ong kém phẩm chất, làm giả mật ong bạc hà làm giảm uy tín của thương hiệu; nhiều hộ chăn nuôi chưa áp dụng đầy đủ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên chưa có sự thống nhất theo một quy trình để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác hiệu quả

Không chỉ Hà Giang, các tỉnh miền núi phía Bắc đều có tiềm năng rất lớn trong phát triển nghể nuôi ong lấy mật. Đơn cử như tại Lào Cai, tổng đàn ong mật của tỉnh hiện đạt 5.000 đàn, trong đó có trên 1.000 đàn ong ngoại được nuôi tại Công ty TNHH phát triển ong miền núi Thanh Xuân.

Tỉnh Yên Bái duy trì tốt hơn 18.000 đàn ong với sản lượng mật trên 100.000 tấn/năm. Tổng đàn ong của Phú Thọ cũng dao động trong khoảng 30.000 - 50.000 đàn.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, nước ta có khoảng 1,2 triệu đàn ong, gồm các giống ong Ý và ong nội, trong đó, đàn ong ngoại chiếm 83,3%. Các nhà nuôi ong và đàn ong mật nằm rải rác khắp cả nước nhưng tập trung  ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Riêng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nghề nuôi ong đang dần chuyển từ chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ sang hình thức đầu tư nuôi ong tập trung với số lượng lớn, bình quân 50 - 100 đàn/hộ, thậm chí lên tới 500 - 600 đàn/hộ. Nhiều hợp tác xã, câu lạc bộ nuôi ong được hình thành, giúp tiêu thụ sản phẩm thuận lợi; chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện.

Thống kê cho thấy, 90% sản lượng mật ong hàng năm của Việt Nam được xuất khẩu, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm 90 - 95%. Tuy nhiên, từ năm 2016, sản lượng mật ong xuất khẩu thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng các đầu mối doanh nghiệp xuất khẩu ngày một tăng nhưng thiếu kiến thức về kỹ thuật và thị trường dẫn đến chất lượng kém; tình trạng tran h mua, tranh bán dẫn tới tăng giá đầu vào, hạ giá đầu ra, tạo điều kiện cho khách hàng ép giá.

Qua thực tế triển khai mô hình ở các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên và Đắk Lắk trong 2 năm 2016 - 2017, mỗi tỉnh 2 điểm trình diễn với 2.440 đàn ong, theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nghề nuôi ong mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Năng suất bình quân trên đàn ong nội đạt 21,33kg/đàn, ong ngoại 41,2kg/đàn, nếu mỗi hộ nuôi 20 đàn ong,  trừ chi phí, thu lãi 92 triệu đồng sau 1 năm nuôi.

Không những thế, bản thân ong mật đóng vai trò quan trọng trong cải thiện năng suất cây trồng. Áp dụng cho 8 cây trồng tương ứng gồm: bơ, cà phê, dưa chuột, vải, nhãn, bầu bí và vừng  thấy ong mật đóng góp 50% giá trị của những cây trồng này. Khi phát triển nuôi ong theo hướng VietGAP và xuất khẩu, các vùng nguồn phấn và mật hoa sẽ hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường.  

Tuân thủ nghiêm quy trình kiểm soát chất lượng

Theo TS. Trần Văn Toàn, Trung tâm Nghiên cứu ong Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), đáp ứng đồng bộ các quy trình kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát chất lượng sẽ giúp nghề nuôi ong mật phát triển. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu đã được ứng dụng như: tạo chúa nhân tạo, công nghệ thụ tinh nhân tạo trong chọn lọc giống ong ngoại hay ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán bệnh ấu trùng túi...

Từ thực tế phát triển tại địa phương, ông Nguyễn Hữu Vinh cho rằng, cần xây dựng và ban hành công bố tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đối với sản phẩm mật ong bạc hà; tạo lập phần mềm thống kê, theo dõi diễn biến đàn, sản lượng mật, các cơ sở chế biến, thu mua, số lượng hộ tham gia nuôi ong trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán sản phẩm mật ong; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh mật ong trên địa bàn ký kết hợp đồng với những hộ nuôi ong nằm trong khu vực được chứng nhận chỉ dẫn địa lý để giúp quản lý đầu ra của sản phẩm một cách chặt chẽ.

Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển nuôi ong mật bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm”, TS.Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, để phát triển nghề nuôi ong mật bền vững, cần rà soát, điều chỉnh xây dựng quy hoạch và liên kết vùng, địa phương để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý; xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp để đảm bảo lợi ích của người nuôi ong và các hộ, thành phần xã hội liên quan; cán bộ khuyến nông tăng cường giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình nuôi ong VietGAHP; kỹ thuật phòng và điều trị bệnh cho ong; đẩy mạnh liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất.

Theo định hướng của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong những năm tới, nghề nuôi ong sẽ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng sản xuất hàng hóa quy mô lớn phục vụ xuất khẩu, đồng thời duy trì đàn ong quy mô hộ gia đình để tăng thu nhập cho nông dân; ổn định và nâng cao chất lượng mật để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu; duy trì giống ong nội tại các vùng có lợi thế, giống ong ngoại phục vụ nuôi tập trung và xuất khẩu; tiến tới xây dựng và bảo vệ thương hiệu mật ong Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu, khẳng định thương hiệu mật ong Việt Nam, Cục Chăn nuôi đưa ra một số nhóm giải pháp như: Đầu tư kinh phí nhập giống ong mới để nâng cao chất lượng giống ong ngoại, giảm tỷ lệ cận huyết; quy hoạch vùng nuôi ong nội, duy trì và bảo tồn giống ong nội để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Những vùng có thương hiệu mật ong cần xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng chuỗi sản xuất mật ong lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị dưới hình thức tổ, đội, hợp tác xã; nâng cao chất lượng sản phẩm để củng cố và giữ vững các thị trường xuất khẩu chính hiện nay, đồng thời mở ra một số thị trường mới như châu Âu; đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm ong tiến tới tương đương với bộ tiêu chuẩn của EU, giám sát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm...

Tiềm năng lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng mở, mật ong Việt Nam đang chờ đợi một hệ thống giải pháp đồng bộ để đi xa hơn nữa.

Khánh Nguyên/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394809

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441780