12:26 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở đường lớn cho vay nông nghiệp

Chủ nhật - 18/01/2015 22:27
Cho vay thí điểm theo mô hình liên kết là chủ trương đúng đắn để phát triển sản phẩm hàng hóa chất lượng cao trong nông nghiệp, không chỉ đảm bảo và nâng được giá trị khi tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ cạnh tranh trong xuất khẩu.
Mở đường lớn cho vay nông nghiệp

Mở đường lớn cho vay nông nghiệp

Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ ban hành vào tháng 5/2014, là một trong số chính sách nhằm cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định 899/QĐ-TTg, đồng thời khuyến khích mô hình sản xuất liên kết quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Trên cơ sở đó, NHNN đã phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp với một số cơ chế tín dụng đặc thù như: lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường khoảng 1 - 1,5%/năm; NHTM có thể xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát được dòng tiền trong trường hợp khách hàng vay không đủ tài sản bảo đảm.

Đến cuối năm 2014, theo diễn biến lãi suất thực tế trên thị trường, NHNN đã ban hành Quyết định 2662/QĐ-NHNN ngày 16/12/2014, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay theo Chương trình xuống thêm 0,5% (ngắn hạn 6,5%/năm, trung hạn 9,5%/năm; dài hạn 10%/năm), thấp hơn mức lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên để tạo điều kiện cho các DN tham gia chương trình có nguồn vốn rẻ.

Với sự quyết liệt vào cuộc từ phía NHNN, tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, đến hết năm 2014, liên bộ đã lựa chọn được 28 DN với 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố tham gia Chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Đây là 28 DN tiêu biểu, đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp tại 5 khu vực trên toàn quốc. Số tiền các NHTM đã ký kết với các DN tham gia chương trình lên tới hơn 5.580 tỷ đồng.

Các NHTM cho biết, họ luôn sẵn sàng nguồn vốn cho vay các dự án. Sở dĩ NH chưa giải ngân hết số tiền theo cam kết là do có dự án đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ vay, hoặc DN chưa vào mùa sản xuất và họ vẫn đang sẵn vốn nên chưa có nhu cầu vay.

Bên cạnh đó, có lý do bên ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và cả DN là tại một số địa phương, người dân tham gia chuỗi liên kết còn chưa quen với việc ký hợp đồng, tuân thủ hợp đồng. Vẫn có tình trạng ai mua giá cao thì họ bán, lúc thị trường rớt giá thì đòi DN phải có trách nhiệm… Chính vì cách làm rất tùy tiện ấy nên DN còn cân nhắc trong quá trình đầu tư.

Qua quá trình triển khai cho thấy, việc cho vay thí điểm theo mô hình liên kết là chủ trương đúng đắn để phát triển sản phẩm hàng hóa chất lượng cao trong nông nghiệp, không chỉ đảm bảo và nâng được giá trị khi tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ cạnh tranh trong xuất khẩu.

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, lĩnh vực sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao cần được tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, bởi dư địa cho vay lĩnh vực này còn khá nhiều. Thậm chí, với DN và khách hàng ứng dụng công nghệ cao cần phải được hỗ trợ về mặt lãi suất để “nuôi dưỡng nguồn thu”, mang lại hiệu quả về lâu dài.

“Trước mắt, Chính phủ và NHNN có thể xem xét cơ chế tái cấp vốn cho các NHTM tham gia chương trình, nhằm tạo điều kiện cho NHTM giảm lãi suất cho vay đối với dự án của các DN tham gia chương trình thí điểm”, một chuyên gia phân tích.

Song, để chương trình cho vay thí điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, có thể triển khai rộng rãi, các DN cũng phải chủ động phối hợp với NHTM hoàn thiện hồ sơ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc... Một số địa phương cần sự vào cuộc sát sao hơn của chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp xã trong tuyên truyền, vận động người nông dân tuân thủ hợp đồng trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết, đi kèm với đó là các cơ chế, chế tài xử lý hữu hiệu đối với những trường hợp phá vỡ hợp đồng để DN yên tâm đầu tư.

Chí Kiên
thoibaonganhang

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 170


Hôm nayHôm nay : 46608

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 389286

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60711243