06:56 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở rộng thị trường bằng sản phẩm mới

Thứ hai - 04/04/2016 03:22
Theo dự báo của các chuyên gia ngành tôm, năm 2016 giá tôm thế giới vẫn ở mức thấp. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam buộc phải tìm đường thoát khó.

Trông chờ giảm thuế

Khả quan nhất là thị trường Mỹ, nhờ Việt Nam và Mỹ đều là thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ được hưởng ưu đãi về thuế quan. Đây là tín hiệu vui của tôm Viêt, nhất là trong bối cảnh giá tôm xuất khẩu giảm.

Ngoài những thị trường truyền thống trên, tôm Việt Nam còn nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tăng thị phần ở những thị trường mới, như Hàn Quốc, nhờ hiệp định thương mại giữa hai nước được ký ngày 5/5/2015. Năm 2015, giá trị xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc gần 238 triệu USD, giảm 25% so năm 2014, nhưng vẫn giữ vị thế thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 5 của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2016, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc sẽ có những thuận lợi nhất định khi 7 dòng thuế cho sản phẩm tôm được xóa bỏ. Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và tăng lên 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất nhập khẩu 0%.

ảm đạm xuất khẩu tôm cuối năm

Tôm Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường - Ảnh: Vũ Mưa

Cũng theo VASEP, với những ưu đãi từ các hiệp định thương mại, tôm Việt Nam xuất sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng tưởng mạnh. Bên cạnh đó, nhờ lợi thế địa lý nên tôm Việt Nam sẽ xâm nhập sâu hơn vào thị trường này, do chi phí vận chuyển thấp hơn các nước khác trong ASEAN . Như vậy, giá bán sẽ rẻ hơn trước; qua đó khuyến khích người dân nước này tiêu thụ nhiều hơn những mặt hàng thủy sản nhập từ Việt Nam.

 

Tăng sản phẩm giá trị gia tăng

VASEP cho biết, đầu năm 2015, tôm sú cỡ 21/25 của Việt Nam được bán vào Mỹ với giá 7,5 USD/kg, trong khi Ấn Độ là 6,9 USD/kg. Như vậy, nhìn chung giá tôm Việt Nam cao hơn các nước có cùng mặt hàng trong khu vực.

Năm nay, trong bối cảnh tiêu thụ tôm của thế giới giảm, giá tôm trung bình được dự báo giảm thêm 4% so với năm 2015. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu tôm không vì thế mà tham gia cuộc chiến giảm giá với một số nước khác để giữ thị trường, thị phần mà đi theo hướng sản xuất giá trị gia tăng, tức là làm cho sản phẩm tăng giá bán khi qua chế biến.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho biết, sở dĩ mặt hàng tôm của Việt Nam bán được giá cao hơn một số nước là nhờ Việt Nam có thế mạnh về tôm sú; bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tập trung vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. “Năm qua, dù doanh thu thấp hơn năm trước nhưng nhờ tập trung sản xuất những mặt hàng tôm có giá trị gia tăng nên lợi nhuận của Công ty không giảm”, ông Lĩnh nói.

Cùng quan điểm đó, ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Fimex Việt Nam), cho rằng thế mạnh của tôm Việt Nam không ở sản xuất với lượng nhiều hay ít mà ở khâu chọn phân khúc thị trường, đó là tập trung vào sản phẩm phân khúc cao. Ông Lực cho biết, khác những sản phẩm tôm bóc đầu đông lạnh xuất khẩu bị cạnh tranh bởi sản phẩm đồng loại từ nước khác, sản phâm tôm chế biến giá trị gia tăng làm ra được chừng nào là bán được chừng đó. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam năng động hơn so với những doanh nghiệp chuyên về cá tra xuất khẩu.

Có thể, trong mấy chục doanh nghiệp xuất khẩu tôm hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư dây chuyền, công nghệ để sản xuất những sản phẩm tôm giá trị gia tăng; nhưng từ câu chuyện với hai vị giám đốc này cho thấy, đã có những chuyến biến tích cực trong khâu tìm hiểu thị trường, thị hiếu của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đó là điều đáng mừng, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ các nước xuất khẩu liên tiếp phá giá đồng tiền của họ so với USD để hỗ trợ xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh cho nhiều mặt hàng, trong đó có tôm.

>> Doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ được bản lĩnh, tìm cách đối phó, ít nhất cũng không tham gia “cuộc chơi” giảm giá sản phẩm để giữ thị trường và thị phần. Thay vào đó, tìm cách chế biến sâu để gia tăng giá trị, tiếp thị, thay đổi hình ảnh tôm Việt Nam trong mắt người tiêu dùng thế giới.

Tiểu Kiều 

Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 45

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 9556

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9556

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73056527